Sinh Mổ Lần 2 Cách Lần 1 Bao Lâu Là An Toàn, Phù Hợp?

Mang thai lần hai sau khi sinh mổ là một quyết định phức tạp và thai phụ cần lập kế hoạch phù hợp để thai kỳ diễn ra khỏe mạnh. Dưới đây là một số hướng dẫn về việc sinh con sau sinh sinh mổ, bao gồm thời gian sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu, các rủi ro cũng như biện pháp phòng ngừa phù hợp, thai phụ có thể tham khảo và có kế hoạch mang thai an toàn.

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu
Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi của thai phụ

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu thì phù hợp?

Hầu hết các chuyên gia y tế khuyến cáo, thai phụ nên chờ ít nhất là 6 – 15 tháng sau khi sinh mổ trước khi mang thai lần hai. Điều này có nghĩa là thời gian sinh mổ lần 1 cách lần 2 là khoảng 15 – 24 tháng để giảm các nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên vấn đề sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm độ tuổi của thai phụ, các nguy cơ ở lần mang thai trước và các biến chứng xảy ra khi sinh mổ lần đầu. Nói chung, bạn nên chờ ít nhất là 6 tháng trước khi mang thai lần hai. Đây là thời gian tối thiểu cần thiết để đảm bảo an toàn.

Trong một số trường hợp, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe kém, có tiền sử biến chứng thai kỳ hoặc quá trình phục hồi sau sinh mổ không thuận lợi, bạn nên đợi khoảng 12 – 15 tháng hoặc 28 – 24 tháng nếu cần thiết.

Đối với các trường hợp có nguy cơ cao khi mang thai, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phù hợp về vấn đề sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu. Bác sĩ có thể đề nghị các đánh giá sức khỏe tổng thể, lịch sử mang thai, tình hình sức khỏe cũng như độ tuổi của bạn để đưa ra khuyến nghị mang thai an toàn.

Rủi ro khi mang thai quá sớm sau khi sinh mổ

Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn ở bụng và bạn cần thời gian để phục hồi hoàn toàn. Nếu mang thai quá sớm, đặc biệt là trước 6 tháng sau khi sinh mổ, bạn có thể gặp một số nguy cơ như:

Dấu hiệu mang thai lần 2 sau sinh mổ
Mang thai quá sớm sau khi sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ vỡ tử cung, sẩy thai và nhiều biến chứng khác
  • Vỡ tử cung: Thời gian mang thai sau khi sinh mổ càng lâu, nguy cơ vỡ tử cung càng thấp. Một số nghiên cứu cho biết tỷ lệ vỡ tử cung ở người mang thai trong vòng chưa đầy 18 tháng sau khi sinh mổ là 5%, từ 18 – 23 tháng là 2% và chỉ 1% với những người đã chờ 24 tháng hoặc lâu hơn.
  • Nhau cài răng lược (Placenta accreta): Đôi khi nhau thai có thể kết dính vào niêm mạc tử cung, thậm chí là vết sẹo của lần sinh mổ trước, điều này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng trong quá trình sinh nở. Những người từng sinh mổ nhiều lần có nguy cơ cao hơn.
  • Sinh non: Phụ nữ từng sinh mổ ở lần mang thai đầu tiên có thể làm tăng nguy cơ sinh non ở lần mang thai thứ 2. Một số nghiên cứu cho biết, thời gian giữa các lần mang thai càng gần thì nguy cơ sinh non càng cao.

Quyết định sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể cũng như rủi ro có thể xảy ra khi mang thai. Để đảm bảo an toàn, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Mang thai sau sinh mổ có sao không?

Trong trường hợp bạn mang thai quá sớm sau khi sinh mổ, bạn cần giữ bình tĩnh, tránh việc lo lắng, hoang mang. Liên hệ với bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu có thai để được hướng dẫn cụ thể.

Bác sĩ sẽ đề nghị các biện pháp bao gồm:

  • Kiểm tra sức khỏe tổng thể để đánh giá nguy cơ của mẹ và bé.
  • Nếu thai dưới 12 tuần tuổi, bác sĩ có thể đề nghị hút thai nếu thai phụ không đảm bảo sức khỏe, chẳng hạn như nguy cơ vỡ tử cung cao. Nếu trẻ trên 12 tuần tuổi, bác sĩ sẽ đề nghị kế hoạch chăm sóc thai kỳ đặc biệt và các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thai kỳ. Việc hút thai sau 12 tuần tuổi có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng.
  • Khám thai định kỳ theo đúng lịch trình và đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng.
  • Khi mang thai ba tháng cuối, vết sinh mổ ở lần đầu có nguy cơ bung ra hoàn toàn. Do đó, thai phụ cần đặc biệt chú ý và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Lập kế hoạch mang thai sau khi sinh mổ

Có một số yếu tố cần xem xét trước khi quyết định mang thai và sinh mổ lần thứ hai. Các vấn đề cần quan tâm bao gồm:

1. Để cơ thể cơ thời gian chữa lành

Sau khi sinh mổ, cơ thể cần được nghỉ ngơi phù hợp để phục hồi trước khi mang thai lần hai. Thông thương khi sinh con, cơ thể sẽ mất rất nhiều máu, chất dinh dưỡng cũng như rối loạn hệ thống nội tiết.

Việc cố gắng mang thai khi cơ thể chưa hồi phục có thể dẫn đến một số rủi ro cũng như tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ.

2. Kiểm tra sức khỏe

Các tiền sử bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ khi mang thai lần hai sau khi sinh mổ. Do đó, hãy thông báo bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ khi mang thai, chẳng hạn như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn đông máu
Vết mổ đẻ lần 2 bao lâu thì lành
Đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần thoải mái nếu mang thai sau khi sinh mổ

Có sức khỏe thể chất tốt là điều cần thiết để có thai kỳ khỏe mạnh và hạn chế được các biến chứng liên quan. Sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng, do đó bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn bị trầm cảm sau sinh, rối loạn cảm xúc hoặc chấn thương sau sinh.

3. Tập thể dục

Lấy lại sức mạnh cơ bắp là điều cực kỳ quan trọng sau khi sinh mổ, đặc biệt là khi bạn có kế hoạch mang thai lần hai. Hầu hết các bà mẹ đều bình phục nhanh chóng sau chế độ luyện tập phù hợp và theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên môn. Bạn có thể bắt đầu với các môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ hoặc yoga.

Tăng cân có thể ức chế khả năng sinh sản và đôi khi gây mất cân bằng nội tiết tố. Điều này sẽ khiến quá trình mang thai gặp nhiều khó khăn hơn.

Dấu hiệu bất thường khi mang thai lần 2 sau sinh mổ

Sau khi sinh mổ, thai phụ có thể gặp nhiều rủi ro hơn so với sinh thường. Do đó, khi mang thai, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường để có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.

Các dấu hiệu cần lưu ý bao gồm:

  • Xuất huyết âm đạo: Xuất huyết âm đạo ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như sảy thai hoặc sinh non. Do đó, thai phụ nên đến bệnh viện để được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên môn.
  • Chảy nước ối: Nếu phát hiện rò rỉ dịch ở âm đạo, đặc biệt là khi chất dịch có mùi tanh, nồng và hơi nhớt, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu chất dịch trắng đục, có kèm mủ, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng khi mang thai quá sớm. Nếu không được chăm sóc phù hợp, tình trạng này sẽ dẫn đến sinh non, nhau bong non, gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi và sản phụ.
  • Đau bụng dưới hoặc tử cung: Các cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới có thể là dấu hiệu dọa sinh non hoặc dọa sẩy thai. Đây là phản ứng của cơ thể khi cố gắng đẩy thai nhi ra ngoài nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ.
  • Thai nhi không cử động: Vào tuần thứ 20 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu chuyển động cơ thể, trung bình khoảng 10 lần trong 2 giờ. Nếu cử động không đạt tiêu chuẩn hoặc không đều, thai phụ nên thông báo cho bác sĩ ngay lập tức. Điều này có thể là dấu hiệu thai chết lưu. Nếu không được xử lý phù hợp, có thể dẫn đến nhiễm trùng và gây tử vong ở người mẹ.

Ngoài ra, các dấu hiệu bất thường khác có thể bao gồm sốt cao hơn 38 độ, ngất xỉu, khó thở, đau tức ngực, co giật,…

Thời gian mang thai sau khi sinh mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sức khỏe, tuổi tác cũng như tiền sử bệnh lý. Điều quan trọng là có kế hoạch mang thai và sinh con phù hợp. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 15/06/2023 - Cập nhật lúc 1:23 pm , 15/06/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả