Sinh mổ lần 2 có đau không? Cách giảm đau (kinh nghiệm)

Sau khi đã trải qua lần sinh mổ lần đầu, thai phụ đã nắm rõ được quá trình cũng như những rủi ro và đau đớn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhiều thai phụ vẫn lo lắng vấn đề sinh mổ lần 2 có đau không và làm thế nào để giảm đau nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Dưới đây là một số kinh nghiệm được chia sẻ từ thai phụ đã sinh mổ nhiều lần, bạn có thể tham khảo.

Sinh mổ lần 2 có đau không
Sinh mổ lần 2 có đau không phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của thai phụ

Sinh mổ lần 2 có đau không?

Sinh mổ lần 2 có đau không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm khả năng chịu đựng của người mẹ cũng như loại thuốc tê được sử dụng.

Theo quy trình thông thường, thai phụ sẽ được gây tê tủy sống, tuy nhiên tác dụng của mũi tiêm chỉ kéo dài trong vài giờ. Sau khi thuốc hết tác dụng, thai phụ sẽ cảm thấy đau đớn cũng như khó chịu. Mức độ của cơn đau phụ thuộc vào ngưỡng chịu đựng của thai phụ cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan khác.

Do đó, về vấn đề sinh mổ lần 2 có đau không, các chuyên gia cho biết, thai phụ vẫn sẽ cảm nhận được cơn đau. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của mỗi người. Để cải thiện cơn đau, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên đôi khi cơn đau có thể kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và quá trình chăm sóc con.

Ngoài ra, trong lần sinh mổ thứ hai, vết mổ cũng có thời gian hồi phục lâu hơn so với trước đó. Điều này cũng có thể dẫn đến một số khó chịu cũng như đau đớn. Thông thường, cơn đau âm ỉ có thể kéo dài trong 1 tuần, tuy nhiên cũng có trường hợp cơn đau kéo dài đến 2 – 3 tuần.

Rủi ro khi sinh mổ lần 2

Sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn và cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Mặc dù có thể mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên sinh mổ lần 2 hoặc 3 có thể dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Chảy nhiều máu
  • Nhiễm trùng
  • Chấn thương bàng quang và ruột
đẻ mổ lần 2 có đau không
Sinh mổ lần 2 có thời gian phục hồi lâu và nhiều rủi ro hơn so với lần đầu

Ngoài ra, sinh mổ lần 2 cũng có thể dẫn đến tích tụ nhau thai và tự làm tổ ở gần vết mổ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp lúc, thai phụ có thể chảy máu nhiều đến mức nghiêm trọng (dẫn đến tử vong) trong những lần sinh nở sau này. Do đó, nếu đã từng sinh mổ, bác sĩ sẽ đề nghị siêu âm để kiểm tra vị trí của nhau thai trong những lần sinh tiếp theo để đảm bảo an toàn.

Cách giảm đau và kinh nghiệm phục hồi khi sinh mổ lần 2

Trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh mổ, bạn nên theo dõi vết mổ, chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa nhiễm trùng và các rủi ro liên quan.

Một ca sinh mổ, dù là lần đầu hay lần thứ hai đều cắt qua da, mô mỡ, đi vào bụng và tử cung. Điều này sẽ dẫn đến đau đớn theo nhiều mức độ khác nhau. Để cải thiện cơn đau, bạn có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc như:

1. Chăm sóc vết mổ

Trong lần sinh mổ thứ hai, thai phụ đã có kinh nghiệm trọng việc chăm sóc, phục hồi sức khỏe cũng như ngăn ngừa các rủi ro. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng cũng như thúc ép bản thân trong việc nhanh chóng hồi phục.

sinh mổ lần 2 có đau hơn lần 1 không
Giữ vết mổ luôn khô ráo và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe

Xác định mức độ của cơn đau là điều cần thiết để có kế hoạch phục hồi phù hợp nhất. Trong lần sinh mổ thứ hai, bạn cũng biết cần phải làm gì và đưa ra những quyết định sáng suốt, chu đáo hơn.

Tuy nhiên việc thận trọng sau khi sinh mổ là cần thiết. Bạn không nên tự mình thực hiện các hoạt động thể chất nặng cũng như nhờ sự giúp đỡ của người thân để quá trình phục hồi thuận lợi nhất.

Một số cách chăm sóc vết mổ trong lần sinh mổ thứ hai bao gồm:

  • Giữ vết mổ khô ráo và sạch sẽ theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh gây cọ xát hoặc kích ứng vết mổ. Quần áo rộng cũng giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
  • Sử dụng thuốc giảm đau được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn nếu cảm thấy đau đớn.
  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh tập thể dục cũng như các hoạt động nặng. Đừng cố gắng làm bất cứ việc gì vất vả, điều này có thể gây tổn thương cho vết mổ.
  • Sử dụng đệm sưởi để giúp giảm đau và nhức mỏi. Mỗi lần sử dụng đệm sưởi không quá 15 phút và bảo đảm miếng đệm không quá nóng để tránh gây tổn thương da.
  • Khi cần đứng dậy hoặc ngồi từ tư thế nằm, hãy nghiêng người một chút để tránh không sử dụng các cơ bụng và hạn chế cơn đau.
  • Uống nhiều nước để tránh táo bón và tạo sữa cho em bé.

2. Nhờ sự giúp đỡ

Mặc dù trong lần sinh mổ thứ hai, bạn đã quan với các cơn đau cũng như các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên đừng tự mình thực hiện các công việc hàng ngày mà hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân hoặc bạn đời. Điều này có thể tránh làm việc quá sức và giúp bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Nếu quá tải trong việc chăm sóc con và thói quen sinh hoạt hàng ngày, hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh để được hỗ trợ tốt nhất.

3. Kiểm soát cảm xúc

Sinh con sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Bạn có thể bị căng thẳng khi đau vết mổ hoặc lo lắng cho con bú và nhiều vấn đề khác nhau. Điều cần thiết là thừa nhận những cảm xúc tích cực, tiêu cực và đừng xấu hổ khi bày tỏ với bạn đời hoặc người thân.

đẻ mổ lần 2 có đau hơn lần 1 không
Kiểm soát cảm xúc sau sinh là điều quan trọng và cần thiết để phục hồi các tổn thương

Xử lý những cảm xúc càng sớm càng tốt. Điều này có thể hạn chế các rủi ro trầm cảm, giúp vết mổ nhanh lành hơn cũng như tăng cường chất lượng cuộc sống của mẹ và bé.

Sau khi sinh mổ lần hai, bạn nên để bản thân thư giãn và chăm sóc các nhu cầu của bản thân mà không cần lo lắng về các trách nhiệm hoặc tập trung chăm sóc em bé, nếu điều đó khiến bạn khó chịu. Hãy trao đổi với bạn đời hoặc người thân để được giúp đỡ phù hợp nhất.

4. Kinh nghiệm kiểm soát cơn đau

Hầu hết các trường hợp sinh mổ sẽ được kê các loại thuốc giảm đau sau phẫu thuật. Có một số loại thuốc giảm đau được bác sĩ kê, bao gồm acetaminophen, tramadol, codeine và hydrocodone.

Tuy nhiên không phải tất cả các loại thuốc giảm đau đều an toàn để sử dụng sau khi sinh con. Do đó, bạn không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Bên cạnh đó, sau khi sinh mổ lần thứ 2, bạn nên áp dụng các mẹo giảm đau tự nhiên để kiểm soát cơn đau. Nếu bạn bị đau nhiều, hãy chườm nóng để kiểm soát các cơn đau ở bụng. Chườm túi đá lên vết mổ cũng có thể giúp kiểm soát cơn đau cũng như làm dịu vết sưng phẫu thuật.

Cuối cùng, hãy dành thời gian nghỉ ngơi để khắc phục cơn đau, giảm áp lực lên vết mổ cũng như giúp vết thương nhanh lành hơn.

5. Kiểm soát táo bón

Nhiều phụ nữ bị táo bón sau khi sinh mổ. Điều này là bình thường, mặc dù có thể gây khó chịu và đau đớn, tuy nhiên các triệu chứng sẽ được cải thiện trong một hoặc hai ngày.

táo bón sau sinh
Ăn nhiều trái cây, rau xanh và uống nhiều nước để kiểm soát tình trạng táo bón sau sinh mổ

Tuy nhiên có một số mẹo điều để cải thiện tình trạng táo bón. Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đối phó với chứng táo bón.

Bạn có thể thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, nhiều trái cây và rau quả trong suốt cả ngày. Bên cạnh đó, hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường và các chất kích thích.

Hãy đảm bảo uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Có một mẹo chống táo bón là hãy uống một cốc nước ấm ngay trước khi đi ngủ. Điều này có thể giúp hệ thống tiêu hóa luôn di chuyển với tốc độ đều đặn khi bạn ngủ.

Nếu tình trạng táo bón kéo dài hơn vài ngày hoặc một tuần, hãy trao đổi với bác sĩ về thuốc nhuận tràng hoặc chất làm mềm phân phù hợp cho người sinh mổ lần hai.

6. Thay đổi cách cho con bú

Sau khi sinh mổ, đôi khi bạn không thể cho con bú như bình thường. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến vết mổ cũng như khiến vết thương lâu lành hơn.

Nếu việc cho con bú gây khó chịu, bạn có thể sử dụng máy hút sữa và cho trẻ bú bình hoặc thay đổi tư thế linh hoạt để cảm thấy thoải mái nhất.

Trong trường hợp việc cho con bú hoặc hút sữa gây khó chịu, hãy thông báo cho bác sĩ.

7. Đi bộ thường xuyên hơn

Các bài tập thể dục gắng sức cần hạn chế trong thời gian phục hồi sau khi sinh mổ. Thay vào đó, bạn có thể duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần bằng cách đi bộ ngắn.

Đi bộ thường xuyên cũng giúp giảm nguy cơ đông máu và các vấn đề tim mạch khác. Bên cạnh đó, đi bộ cũng là cách để gắn kết gia đình, giúp con tiếp xúc với thế giới bên ngoài cũng như cải thiện cảm xúc sau khi sinh mổ.

8. Chế độ dinh dưỡng đa dạng

Sau khi sinh mổ, người mẹ cần chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng nhưng nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe của mẹ cũng như bé. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, em bé cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển và tăng trưởng tốt, do đó người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo.

sau sinh mổ nên ăn hoa quả gì
Chế độ dinh dưỡng đa dạng, nhiều rau xanh và trái cây rất tốt cho phụ nữ sau sinh

Các loại thực phẩm tốt nhất sau khi sinh mổ bao gồm:

  • Thực phẩm giàu protein và khoáng chất: Chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tế bào và sửa chữa các mô bị tổn thương. Thực phẩm giàu protein lý tưởng bao gồm các loại đậu, sữa tách kem, đậu Hà Lan sấy khô và phô mai.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Sau sinh mổ, bạn rất dễ bị táo bón. Do đó bổ sung thực phẩm giàu chất xơ rất quan trọng để thúc đẩy nhu động ruột. Các loại rau, đặc biệt là rau lá xanh và trái cây sống, có hàm lượng chất xơ cao và tốt cho phụ nữ sau sinh.
  • Các loại ngũ cốc: Các loại thực phẩm cần thiết để cơ thể sản xuất sữa mẹ và tăng cường năng lượng. Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ, axit folic và sắt, rất tốt để phục hồi cơ thể.
  • Thực phẩm giàu sắt và dễ tiêu hóa: Cơ thể phụ nữ mới sinh cần bổ sung nhiều chất sắt để tái tạo lượng máu bị mất trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều sắt có thể gây táo bón, chướng bụng. Chất sắt có trong hải sản, đậu Hà Lan, các loại đậu và thịt đỏ. Bên cạnh đó, các loại trái cây như đào, dưa hấu và dưa chuột hàm lượng nước cao, dễ tiêu hóa và phù hợp cho phụ nữ sau sinh.
  • Đồ ăn nhẹ: Việc thường xuyên ăn các bữa nhỏ tốt cho sức khỏe, hỗ trợ cải thiện chứng khó tiêu, chướng bụng sau sinh. Bữa ăn nhẹ bao gồm các loại quả hạch, trái cây, sữa chua Hy Lạp, ngũ cốc với sữa ít béo hoặc trứng luộc chín kỹ.

Bên cạnh đó, sau khi sinh con, cơ thể thường tích tụ khí, vì vậy phụ nữ mới sinh nên tránh các loại thực phẩm có thể gây ra các vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như:

  • Rượu, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sự phát triển của trẻ.
  • Đồ uống có chứa caffeine như trà và cà phê. Tuy nhiên bạn có thể uống một lượng nhỏ mỗi ngày.
  • Thực phẩm chiên thường mất nhiều thời gian để tiêu hóa, do đó có thể dẫn đến tích tụ khí trong dạ dày và gây khó chịu.
  • Thực phẩm cay, không tốt cho dạ dày.
  • Thực phẩm lên men có thể gây tích tụ khí, chướng bụng, khó tiêu.
  • Thực phẩm sống hoặc lạnh.

9. Massage sau sinh mổ

Liệu pháp massage có thể giúp làm mềm da, phá vỡ các kết dính dạng sẹo, hỗ trợ phục hồi mô sẹo cũng như ngăn ngừa các rủi ro dính ruột sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, thao tác xoa bóp nhẹ nhàng cũng có thể cải thiện khả năng lưu thông máu, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp vết thương nhanh lành hơn.

Ngoài việc giúp phục hồi sau sinh mổ, massage có thể giúp điều trị chứng trầm cảm sau khi sinh. Thư giãn sẽ giúp cơ thể nhanh lành hơn, cũng có thể giúp phục hồi tư thế xấu và yếu cơ lưng và bụng.

Massage cũng có thể mang lại lợi ích trong việc nâng đỡ vị trí tử cung sau khi sinh và ngăn ngừa sa dạ con, thường liên quan đến sinh mổ.

Để việc massage sau sinh an toàn và hiệu quả, bạn nên liên hệ với các nhà trị liệu chuyên nghiệp và được đào tạo chuyên môn.

Sinh mổ lần hai đi kèm với nhiều rủi ro, tuy nhiên bạn có thể tham khảo các mẹo giảm đau cũng như chăm sóc sau phẫu thuật để hỗ trợ quá trình phục hồi. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu biến chứng trong quá trình hồi phục.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 13/03/2023 - Cập nhật lúc 11:08 am , 13/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc