Phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp dựa trên Y học cổ truyền, nhằm hỗ trợ giảm đau, chống viêm, giúp thư giãn và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Châm cứu tương đối an toàn, ít xâm lấn và rủi ro thấp. Tuy nhiên người bệnh cần đến bệnh viện y học cổ truyền để được chẩn đoán và châm cứu bởi bác sĩ có chuyên môn.

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả tương đối tốt

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Thoát vị đĩa đệm là một tổn thương ở cột sống, dẫn đến đau lưng và khiến các chi mất cân bằng. Hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm có thể tự khỏi trong vòng 6 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, chẳng hạn như châm cứu, có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành đĩa đệm bị tổn thương.

Phương pháp châm cứu ứng dụng Y học cổ truyền, sử dụng các kim mỏng tác động vào một số huyệt vị cụ thể để kích thích các điểm năng lượng trong cơ thể. Các huyệt vị này phân bố dọc theo các kinh mạch, chứa năng lượng và phân bố khí khắp cơ thể.

Tương tự như phương pháp châm cứu chữa đau vai gáy, châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có thể mang đến một số hiệu quả như:

  • Giảm đau và viêm: Một số huyệt vị trên cơ thể có tính chất cục bộ, khi tác động có thể giúp giảm viêm và đau. Châm cứu lên các huyệt vị này có thể loại bỏ khí và máu ứ đọng, từ đó cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
  • Làm chậm quá trình thoái hóa: Châm cứu không thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa và đưa đĩa đệm bị phồng trở về vị trí ban đầu. Châm cứu cũng ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn và ngăn ngừa các biến chứng liên quan, bao gồm thoái hóa đốt sống.
  • Phục hồi đĩa đệm: Châm cứu giúp tăng cường lượng máu và chất dinh dưỡng lưu thông đến đĩa đệm. Điều này có thể nuôi dưỡng các tế bào mô sụn, đẩy quá trình chữa lành và phục hồi chức năng đĩa đệm.
  • Tăng cường năng lượng tổng thể: Đông y cho rằng, thoát vị đĩa đệm xảy ra do rối loạn thận hoặc năng lượng đến thận. Châm cứu có thể tác động đến một số điểm năng lượng trên cơ thể, từ đó cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Trên thực tế, châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả giảm viêm, giảm đau và phục hồi chức năng đĩa đệm. Tuy nhiên việc châm cứu cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để tránh các rủi ro liên quan.

Nguyên lý và các huyệt châm cứu thoát vị đĩa đệm

Nguyên lý châm cứu là sử dụng các kim nhỏ để kích thích các huyệt vị, điều hòa năng lượng  và loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. Khi châm cứu, một lượng steroid tự nhiên sẽ được tiết ra ở vùng đĩa đệm bị tổn thương, từ đó kích thích quá trình chữa lành cột sống.

Bên cạnh đó, châm cứu cũng có thể kích thích hệ thống thần kinh, hỗ trợ sản xuất endorphin. Endorphin là một chất nội sinh, có thể ức chế tín hiệu đau ở hệ thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Việc tăng sản xuất endorphin có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau thắt lưng hoặc đau vai gáy liên quan đến thoát vị đĩa đệm.

châm cứu điều trị thoát vị đĩa đệm
Châm cứu tác động lên các huyệt vị, nhằm cải thiện cơn đau, chống viêm và phục hồi chức năng đĩa đệm

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm tác động lên các huyệt vị bao gồm:

  • Huyệt Thận du (UB23): Đây là huyệt nằm ở gai sống thắt lưng 2, nằm ngang với huyệt Mệnh môn. Châm cứu huyệt Thận du có thể tác động lên dây thần kinh L1 và L2.
  • Huyệt Mệnh môn (GV4): Huyệt nằm ở vị trí lõm của đốt sống số 14 (đốt sống thắt lưng thứ 2) và ngang với rốn ở phía trước.
  • Huyệt Dương quan (GV3): Huyệt nằm ở gai đốt sống thắt lưng số 16 (tại đốt sống thắt lưng số 4), nối hai mào xương chậu dọc theo sống lưng. Châm cứu lên huyệt Dương quan có thể kích thích lên dây thần kinh D12.
  • Huyệt Đại trường du (UB25): Huyệt nằm ở gai sống thắt lưng số 4, đo ngang ra khoảng 1.5 thốn và nằm ngang với huyệt Yêu dương quan. Châm cứu lên huyệt này có thể tác động lên các dây thần kinh L3 và L4 ở cột sống thắt lưng.
  • Huyệt Ủy trung (UB40): Đây là huyệt nằm tại nếp gấp nhượng chân, ở phía sau đầu gối. Khi châm cứu lên huyệt này có thể kích thích dây thần kinh S2, hỗ trợ điều trị các cơn đau ở lưng thấp.

Ngoài ra, châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm cũng tác động lên các hệ tủy cốt, xương khớp, chẳng hạn như huyệt Ân môn và huyệt Mộ ở cột sống. Châm cứu lên các huyệt này có tác dụng giảm đau, thông kinh hoạt lạc, điều hòa khí huyết và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Châm cứu là phương pháp kiểm soát, điều hòa khí, cân bằng năng lượng và hỗ trợ đưa cơ thể về trạng thái ổn định. Cụ thể, phương pháp châm cứu thoát vị đĩa đệm như sau:

1. Châm cứu truyền thống

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm theo phương pháp truyền thống sử dụng các kim châm có kích thước nhỏ tác động lên các huyệt vị nhằm giúp lưu thông khí huyết, tăng cường lượng máu đến các đĩa đệm, từ đó hỗ trợ giảm đau và tăng cường sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, châm cứu cũng giúp tăng cường các chất dinh dưỡng và phục hồi chức năng đĩa đệm, cột sống.

các huyệt châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu truyền thống sử dụng các kim châm dài mỏng để tác động lên các huyệt vị, cải thiện cơn đau lưng, cổ vai gáy

Châm cứu được thực hiện như sau:

  • Thầy thuốc xác định các huyệt vị cần tác động để điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Sử dụng kim châm mỏng, dài, hẹp, tác động lên các huyệt vị nhằm hỗ trợ giảm đau và chống viêm.
  • Châm cứu sẽ được tiến hành trong khoảng 30 phút, tùy thuộc vào số huyệt vị cần tác động.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thực hiện châm cứu 10 lần liên tục hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên môn.

2. Điện châm thoát vị đĩa đệm

Điện châm sử dụng các thiết bị điện kết hợp với kim châm cứu để tác động lên các huyệt vị. Đây là phương pháp kết hợp giữ Y học cổ truyền và Y học hiện đại, nhằm giảm đau, chống viêm cũng như ngăn ngừa các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

điện châm thoát vị đĩa đệm
Điện châm thoát vị đĩa đệm sử dụng dòng điện phù hợp để tác động lên các huyệt vị, từ đó cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Điện châm chữa thoát vị đĩa đệm chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu và mang lại hiệu quả tốt đối với các triệu chứng nhẹ. Điện châm được thực hiện như sau:

  • Thầy thuốc sử dụng một xung điện với cường độ phù hợp tác động lên kim châm cứu.
  • Các đầu kim châm sẽ tác động đến các huyệt thông qua da. Các xung điện sẽ đi theo các đầu kim, tác động lên các huyệt vị và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Lúc này người bệnh có thể cảm thấy tế nhẹ hoặc châm chích tại vị trí châm cứu.
  • Quá trình điện châm sẽ kéo dài khoảng 20 – 30 phút mỗi lần và được thực hiện 3 – 4 ngày một lần.
  • Điện châm chữa thoát vị đĩa đệm cần được duy trì trong khoảng 7 – 10 ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Sau khi thực hiện điện châm, cơn đau sẽ được cải thiện ngay lập tức. Người bệnh cũng cảm thấy thoải mái hơn cũng như phục hồi các hoạt động bình thường sau khi thực hiện điện châm.

3. Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm

Thủy châm là một phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm kết hợp Tây y và Đông y. Phương pháp này đưa một số loại thuốc, chẳng hạn như vitamin B1, Adrenalin hoặc Coramin, vào các huyệt vị để giảm đau, chống viêm liên quan đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoặc thoát vị đĩa đệm cổ.

Thủy châm cũng được chỉ định trong giai đoạn đầu của bệnh, khi các triệu chứng không nghiêm trọng và nguy cơ biến chứng không cao.

thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm
Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm kết hợp đưa các loại thuốc vào huyệt vị nhằm tăng cường hiệu quả điều trị

Phương pháp thủy châm thoát vị đĩa đệm được thực hiện như sau:

  • Người bệnh được chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để xác định vị trí thoát vị đĩa đệm và khu vực cột sống bị tổn thương.
  • Thầy thuốc đưa kim châm vào thượng bì da tại các huyệt vị cụ thể. Sau đó tiến hành tiêm thuốc được chỉ định vào huyệt vị để giảm đau ngay lập tức.
  • Quy trình thực hiện thủy châm thường kéo dài khoảng 5 – 10 phút, tùy thuộc vào số huyệt vị và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
  • Thủy châm được thực hiện 2 ngày một lần và kéo dài khoảng 5 – 10 lần, tùy thuộc vào các triệu chứng bệnh.

Tác dụng phụ của thủy châm bao gồm chóng mặt, khô miệng, hoa mắt. Nếu lạm dụng, thủy châm có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày, chức năng thận và gan. Ngoài ra, trước khi thực hiện thủy châm, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thực phẩm chức năng và thảo dược, để tránh các nguy cơ quá liều hoặc tương tác thuốc.

4. Ôn châm thoát vị đĩa đệm

Ôn châm là phương pháp kết hợp sức nóng của cứu ngải để tác động lên các huyệt vị và dây thần kinh, từ đó cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

Cứu là phương pháp sử dụng sức nóng để tác động lên các huyệt vị. Điều này khiến cơ thể phản ứng với phương pháp điều trị, từ đó giảm đau và viêm. Ngải thường được bào chế từ lá ngải cứu, phơi khô tạo thành nhung, sau đó làm thành mồi ngải hay điếu ngải. Cứu ngải là phương pháp đốt nóng là ngải cứu phơi khô để tác động lên các huyệt vị.

Phương pháp ôn châm thoát vị đĩa đệm được thực hiện để giảm đau, chống viêm, giúp giãn cơ và ngăn ngừa các biến chứng của thoát vị đĩa đệm. Ôn châm được chỉ định cho các triệu chứng thoát vị đĩa đệm từ nhẹ đến trung bình, không có biến chứng.

ôn châm cứu
Ôn châm kết hợp sức nóng của điếu ngải, giúp thư giãn và giảm đau thoát vị đĩa đệm

Ôn châm được thực hiện như  sau:

  • Thầy thuốc tiến hành chưng cất lá ngải cứu và một số dược liệu khác để thu tinh dầu, làm thành điếu ngải.
  • Châm kim vào các huyệt vị, sau đó đốt điếu ngải ở đầu các kim châm. Sức nóng của điếu ngải sẽ thông qua thân kim, đi sâu vào các huyệt vị, giúp điều hòa khí huyết, chỉ thống giải uất, thư cân hoạt lạc.
  • Quy trình ôn châm thường kéo dài trong 20 phút cho mỗi lần điều trị.

Ngoài ra, điếu ngải cũng được quấn thành điếu dài, đốt nóng, dùng hơ bên ngoài các huyệt vị nhằm tạo cảm giác nóng ngoài da. Điều này có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn và tăng cường năng lượng tổng thể. Bên cạnh đó, hương thơm từ điếu ngải có thể giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường chất lượng giấc ngủ.

Các phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm đều nhằm tăng cường chất dẫn truyền đến các dây thần kinh. Từ đó hỗ trợ phục hồi chức năng thần kinh, kích thích quá trình chữa lành đĩa đệm, giảm hoặc cắt cơn đau cấp tính liên quan đến thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, châm cứu cũng giúp tăng cường chất dinh dưỡng, điều hòa môi trường và cung cấp môi trường chữa lành tốt nhất cho các đĩa đệm. Tuy nhiên châm cứu cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn để tránh các biến chứng và rủi ro liên quan.

Tác dụng phụ khi châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Châm cứu là phương pháp an toàn, ít xâm lấn và rủi ro thấp. Tuy nhiên đôi khi châm cứu cũng dẫn đến một số phản ứng không mong muốn, chẳng hạn như chảy máu và đau đớn. Các triệu chứng này thường được cải thiện ngay sau khi châm cứu và thường không nghiêm trọng.

Tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm:

  • Phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa
  • Phản ứng dị ứng
  • Bầm tím hoặc xuất huyết dưới da
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Đau nhức kéo dài
  • Ngất xỉu

Để hạn chế nguy cơ tác dụng phụ, người bệnh nên thực hiện châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm tại các cơ sở y tế được cấp phép. Ngoài ra, trao đổi với thầy thuốc chuyên môn để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.

Lưu ý khi châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Để phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm đạt được hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đã các rủi ro, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu
Kết hợp tập thể dục và duy trì vận động để cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm
  • Sau khi châm cứu, các huyệt vị được mở ra, dễ bị hàn khí xâm nhập và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, sau khi châm cứu, người bệnh cần nghỉ ngơi khoảng 20 – 30 phút trước khi ra về.
  • Thực hiện châm cứu tại các cơ sở được cấp phép bởi những thầy thuốc được đào tạo chuyên môn châm cứu.
  • Thực hiện châm cứu theo liệu trình được chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Không tự ý châm cứu tại nhà hoặc tại các cơ sở không đạt chuẩn. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng và tử vong.
  • Kết hợp châm cứu và các phương pháp điều trị tại nhà, chẳng hạn như tập thể dục, duy trì vận động hoặc chế độ ăn uống phù hợp để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Không mang vác các vật nặng, lao động quá sức hoặc vận động thể chất quá mức.
  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu omega 3, canxi và các nhóm vitamin để tăng cường sức khỏe cột sống.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Không tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi liệu trình châm cứu để tránh các rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp phổ biến, an toàn và hiệu quả cao. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên môn để được hướng dẫn và điều trị phù hợp nhất. Không tự ý châm cứu tại nhà dưới mọi hình thức để đảm bảo sức khỏe tổng thể.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 19/07/2023 - Cập nhật lúc 9:56 am , 19/07/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc