Mang thai ngoài tử cung thử que được không? Nhận biết như thế nào?

Có thai ngoài tử cung thử que được không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ bở đây là một tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu không kịp thời phát hiện. Ngay khi nghi ngờ mình mang thai có thể thực hiện kiểm tra hCG bằng que thử thai và đến cơ sở y tế để khám, kiểm tra chính xác tình trạng của mình để kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Que thử thai hoạt động như nào?

Có thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã được thụ tinh bám vào thành ống dẫn trứng hoặc một vị trí khác mà không phải là buồng tử cung. Nếu thai nhi tiếp tục phát triển trong ống dẫn trứng, nó có thể gây ra tổn thương khó hồi phục cho ống dẫn trứng hoặc gây chảy máu nặng ở phụ nữ mang thai.

Mang thai ngoài tử cung trong đó hợp tử được cấy bên ngoài khoang nội mạc tử cung chiếm 2% trong tất cả các trường hợp mang thai và thường xuất hiện chảy máu âm đạo hoặc đau bụng. Tình trạng này được chẩn đoán bằng siêu âm và độ tăng của hormone hCG. Trong trường hợp áp dụng cả hai phương pháp siêu âm và đo hCG sẽ cho kết quả chính xác cao hơn.

Các cách thử thai

Các loại que thử thai được thiết kế nhằm kiểm tra nồng độ một loại hormone gọi là gonadotropin màng đệm ở người (hCG). Hormone này được tạo ra ngay sau quá trình cấy ghép được hoàn tất.

Điều này thường xảy ra nhưng không phải luôn luôn, khoảng 6 ngày sau khi thụ tinh. Mức độ hCG sẽ tăng nhanh, có thể gấp đôi sau 2 tới 3 ngày trong trường hợp bạn đã có thai. Có hai loại xét nghiệm phổ biến nhất được nhiều phụ nữ áp dụng là xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu.

  • Xét nghiệm nước tiểu: Có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại các bệnh viện, phòng khám. Một số xét nghiệm thử thai tại nhà có thể phát hiện ra hCG vào ngày bạn bị mất kinh. Các xét nghiệm mang thai tại nhà là riêng tư và thuận tiện bởi chúng thường đi kèm với hướng dẫn. Sau khi thử nghiệm, bạn có thể xác nhận kết quả bằng cách gặp bác sĩ.
Có hai cách thử thai phổ biến là dùng que thử và xét nghiệm máu
Có hai cách thử thai phổ biến là dùng que thử và xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm máu: Được thực hiện tại phòng khám, bệnh viện nhưng ít phụ nữ lựa chọn cách kiểm tra mang thai này mặc dù chúng có thể phát hiện mang thai sớm hơn việc dùng que thử. Do phải chờ đợi kết quả nên xét nghiệm máu sẽ mất thời gian hơn các phương pháp kiểm tra mang thai khác.

Các loại xét nghiệm nồng độ hCG thường gặp gồm có:

  • Xét nghiệm hCG định tính: Là các xét nghiệm kiểm tra có hay không nồng độ hCG trong cơ thể. Kết quả của nó sẽ cho biết bạn “có” hoặc “không” mang thai. Xét nghiệm này thường được yêu cầu sau 10 ngày không thấy kinh.
  • Xét nghiệm định lượng hCG (beta hCG): Đo lượng hCG chính xác trong máu của bạn. Phương pháp này giúp xác định chính xác nồng độ hCG dù rất thấp. Do vậy, nếu muốn biết chắc chắn mang thai hay không, xét nghiệm beta hCG chính là cách tốt nhất để nhận biết sớm. Ngoài ra, có thể kết hợp cùng một số biện pháp khác để xác định mang thai ngoài tử cung.

Cách thức hoạt động của que thử thai

Thử thai đã được áp dụng từ thời Ai Cập cổ đại, vào những năm 1350 TCN. Người Ai Cập cổ đại thử thai bằng cách đi tiểu lên mầm lúa mạch hay lúa mì sau đó chờ đợi. Nếu hạt giống đó nảy mầm, người phụ nữ mang thai. Áp dụng cơ chế này, que thử thai hoạt động nhằm phát hiện nồng độ hormone hCG xuất hiện trong thời gian đầu của thai kỳ. Hormone này được sản xuất nhằm vận chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang con.

Que thẻ thai có cấu tạo 3 vùng riêng biệt
Que thẻ thai có cấu tạo 3 vùng riêng biệt

Các loại que thử thai khi sẽ có 3 vùng riêng gồm có:

  • Vùng phản ứng: Sau khi nước tiểu thấm qua vùng này, các protein kháng thể hình chữ Y sẽ gắn vào hormone hCG và các enzim kích hoạt sắc tố.
  • Vùng báo kết quả: Nước tiểu sau khi đến phần 2, các kháng thể hình chữ Y ở đây sẽ tiếp tục bám vào hCG, 2 kháng thể Y sẽ kẹp giữ hCG. Nếu hCG đi qua phần này, một vạch màu sẽ hiện lên do được các enzim kích hoạt sắc tố. Trong trường hợp ngược lại, nếu không có hCG, nước tiểu sẽ tiếp tục đi qua vùng tiếp.
  • Vùng quản lý: Vùng này đóng vai trò quan trọng, là bước kế luận xem việc kiểm tra có sai sót gì không. Nếu hiện hai vạch, bạn đã mang thai, nhưng nếu không có vạch màu nào, chứng tỏ que thử thai đã có vấn đề hoặc bạn không mang thai.

Có thai ngoài tử cung có thử que được không?

“Có thai ngoài tử cung có thử que được không” hay “Có thai ngoài tử cung thử que có lên không?” là thắc mắc nhiều người muốn giải đáp. Câu trả lời là không. Que thử chỉ cho kết quả bạn mang thai hay không mà không thể cho biết chính xác liệu bạn có mang thai ngoài tử cung không. Khi mang thai, dù mang thai trong tử cung hay ngoài tử cung thì nồng độ hCG trong máu của người mẹ cũng tăng lên.

Do vậy bạn sẽ có kết quả dương tính khi thử thai. Một người phụ nữ trải qua một thai kỳ ngoài tử cung thường sẽ trải qua những dấu hiệu mang thai sớm tương tự xảy ra với một thai kỳ bình thường. Nhưng thật không may, mang thai ngoài tử cung không thể dẫn đến việc sinh ra một em bé khỏe mạnh, và sẽ luôn kết thúc sớm.

Trong trường hợp mang thai ngoài tử cung, nồng độ hCG tăng và tăng bất thường, tăng <53% trong 48 giờ. Thử thai có thể phát hiện nồng độ hCG trong vòng 10 ngày kể từ khi bị mất kinh và một số xét nghiệm có thể phát hiện ra thậm chí sớm hơn, trong vòng một tuần sau khi thụ thai.

Có thai ngoài tử cung dùng que thử được không
Có thai ngoài tử cung dùng que thử được không

Thử thai âm tính không loại trừ hoàn toàn thai kỳ hoặc thai ngoài tử cung. Trong thai kỳ ngoài tử cung, nồng độ hCG trong máu thường thấp hơn so với trường hợp mang thai trong tử cung.

Lưu ý khi dùng que thử thai ngoài tử cung

Thử thai nhờ các loại que thử sẽ chính xác hơn nếu thử vào buổi sáng, bởi đó là thời điểm nước tiểu cô đặc nhất. Xét nghiệm thai bằng nước tiểu tại nhà có độ chính xác khoảng 99%. Nhưng nếu xét nghiệm máu độ chính xác thậm chí còn cao hơn. Để xác định mình có mang thai ngoài tử cung hay không, bạn cũng cần dựa vào một số triệu chứng đi kèm.

Mang thai ngoài tử cung gây ra đau vùng chậu và hoặc đau bụng, tình trạng đau trở nên dữ dội hơn nhất là khi hoạt động. Ngoài ra, mang thai ngoài tử cung cũng có các triệu chứng như chảy máu âm đạo và cảm thấy chóng mặt, yếu hoặc buồn nôn. Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn đang mang thai và đang bị các triệu chứng này, vui lòng gặp bác sĩ. Điều quan trọng cần biết là các biến chứng liên quan đến thai ngoài tử cung là nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế.

Tuy nhiên, để xác định xem bạn có đang mang thai ngoài tử cung một cách chắc chắn, các bác sĩ sẽ thực hiện một hoặc tất cả những điều sau đây:

  • Xét nghiệm thử thai để kiểm tra mức độ hormone thai kỳ lưu thông trong máu. Nếu xét nghiệm cho thấy mức độ hormone thai kỳ (hCG) thấp, điều này có thể cho thấy có vấn đề với thai kỳ và sẽ đảm bảo điều tra thêm.
  • Kiểm tra vùng chậu để kiểm tra kích thước tử cung của bạn. Nếu cảm thấy đau ở vùng chậu, bạn cần siêu âm vùng chậu để xác minh vị trí của thai nhi được cấy ghép.

Khi phát hiện mang thai ngoài tử cung, các phương pháp điều trị được đề nghị cho thai ngoài tử cung phụ thuộc vào thời gian mang thai, thai đã tiến triển bao xa và liệu ống dẫn trứng có bị kéo dài hay vỡ không.

Nếu thai ngoài tử cung được phát hiện sớm, có thể sử dụng thuốc (methotrexate) để kết thúc thai kỳ và hy vọng có thể cứu được ống dẫn trứng. Nếu mang thai hơn một vài tuần, có khả năng người phụ nữ sẽ phải trải qua phẫu thuật khẩn cấp để loại bỏ tất cả hoặc một phần của ống dẫn trứng bị ảnh hưởng.

Mang thai ngoài tử cung không có nghĩa là bạn sẽ không thể mang thai lần nữa trong tương lai, nên bạn không cần quá lo lắng về điều này. Nếu bạn đã từng có thai ngoài tử cung, điều rất quan trọng là bạn phải liên hệ với bác sĩ để có tư vấn cụ thể.

Ngày đăng: 26/05/2023 - Cập nhật lúc 12:23 am , 26/05/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc