Trứng không rụng có thụ thai được không? Cách điều trị như thế nào hiệu quả?

Thụ thai xảy ra khi trứng sau khi rụng kết hợp với tinh trùng thành hợp tử. Vậy trong trường hợp trứng không rụng có thụ thai được không? Đây cũng là thắc mắc của không ít các chị em. Hiểu được các vấn đề liên quan tới rụng trứng có thể giúp cải thiện khả năng thụ thai của bạn.

Khi nào rụng trứng?

Một chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ kéo dài trung bình trong 28 ngày. Trong chu kỳ 28 ngày, sự rụng trứng xảy ra vào khoảng giữa ngày 11 và ngày 21. Đây là khoảng 14 đến 15 ngày trước khi giai đoạn tiếp theo bắt đầu.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Độ dài chu kỳ có thể thay đổi từ 21 đến 35 ngày. Đối với chu kỳ 21 ngày, sự rụng trứng xảy ra giữa ngày 5 và 12 và trong chu kỳ 35 ngày, sự rụng trứng xảy ra giữa ngày 18 đến 26.

Thời gian rụng trứng chính xác có thể được xác định bằng cách lập biểu đồ độ dài của chu kỳ, đo nhiệt độ cơ thể, quan sát những thay đổi trong cổ tử cung và chất nhầy cổ tử cung, bằng cách sử dụng bộ dụng cụ dự đoán rụng trứng có bán trong các hiệu thuốc.

Trứng không rụng có thụ thai được không?

Nhiều phụ nữ đặt câu hỏi trứng không rụng có thụ thai được không. Câu trả lời là “không”. Theo các chuyên gia, rụng trứng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để mang thai thành công.

Hầu hết phụ nữ rụng trứng mỗi tháng một lần. Trong quá trình rụng trứng, buồng trứng giải phóng một quả trứng trưởng thành đi xuống ống dẫn trứng để tìm kiếm tinh trùng và bắt đầu quá trình thụ tinh. Nếu sự rụng trứng không xảy ra, trứng không được giải phóng để gặp tinh trùng thì việc thụ thai là không thể.

Trứng không rụng có thụ thai được không
Trứng không rụng có thụ thai được không

Điều này cũng có thể hiểu rằng nếu một người phụ nữ có khả năng sinh sản, điều đó có nghĩa là cô ấy có thể sản xuất trứng. Nhưng một người phụ nữ chỉ có thể mang thai nếu cô ấy giao hợp vào khoảng thời gian rụng trứng. Vì vậy, không thể có thai nếu phụ nữ không rụng trứng.

Làm sao để biết không rụng trứng?

Thông thường các dấu hiệu để nhận biết sự rụng trứng có xảy ra không là theo dõi nhiệt độ cơ thể. Khi tới ngày rụng trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn bình thường. Dựa vào sự thay đổi nhiệt độ có thể đoán biết ngày rụng trứng. Với những phụ nữ không rụng trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ không thay đổi.

Ngoài ra, cũng có thể nhận biết sự rụng trứng bằng cách sử dụng các bộ dụng cụ xét nghiệm như que thử rụng trứng. Các dụng cụ này được bán phổ biến ở hiệu thuốc và có hướng dẫn sử dụng cụ thể để thực hiện tại nhà.

Trứng không rụng nguyên nhân do đâu?

Trứng không rụng có thụ thai được không? Câu trả lời là không. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trứng không rụng ở phụ nữ. Nếu không xác định được nguyên nhân, tình trạng này có thể ngăn cản các cặp vợ chồng mang thai. Một số nguyên nhân phải kể đến:

1. Buồng trứng không nhận được tín hiệu

Rụng trứng thực tế bắt đầu từ não. Tuyến yên ở đáy não, nơi sản xuất các hormone, kiểm soát buồng trứng thông qua FSH (hormone kích thích nang trứng) và LH (hormone luteinizing).

Không rụng trứng do buồng trứng không nhận được tín hiệu từ não
Không rụng trứng do buồng trứng không nhận được tín hiệu từ não

Khi tới thời điểm thích hợp, những hormone này được tiết ra nhằm báo hiệu cho sự rụng trứng. Nhưng ở những phụ nữ không rụng trứng, có thể buồng trứng đã không nhận được tín hiệu thông báo đã tới lúc trứng trứng trưởng thành và cần được giải phóng. Có thể nói, không rụng trứng là do buồng trứng và tuyến yên không “giao tiếp”.

2. Rối loạn rụng trứng

Nguyên nhân tiếp theo khiến trứng không rụng là do rối loạn rụng trứng. Theo các chuyên gia, khoảng một nửa số phụ nữ bị vô sinh cũng bắt nguồn từ tình trạng này. Rối loạn rụng trứng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ tình trạng nào làm gián đoạn quá trình này và dẫn đến không rụng trứng hoặc rụng trứng không đều.

Rối loạn rụng trứng chia thành hai nhóm: Anovulation – tình trạng không rụng trứng và Oligo – tình trạng trứng rụng không đều.

Khi trứng không phát triển đúng cách hoặc các nang trong buồng trứng không giải phóng trứng được gọi là anovulation. Khi sự rụng trứng xảy ra lẻ tẻ thay vì thường xuyên, được gọi là rụng trứng không đều oligo.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng rối loạn rụng trứng là một tình trạng được gọi là Hội chứng buồng trứng đa nang, hay hay PCOS. Các nguyên nhân tiềm năng khác bao gồm nồng độ hormone bất thường và rối loạn của tuyến yên hoặc hệ thống nội tiết. Rối loạn ăn uống và tập thể dục quá mức cũng có thể dẫn đến các vấn đề rụng trứng.

Theo các bác sĩ, dù bị rối loạn rụng trứng ở bất kể loại nào, điều quan trọng là cần tìm cách điều trị ngay khi phát hiện để tăng cơ hội mang thai. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ thai thành công sau điều trị của phụ nữ bị rối loạn rụng trứng sẽ thấp hơn nhiều những phụ nữ bình thường.

Cách điều trị tình trạng không rụng trứng

Để mang thai, trước hết các cặp vợ chồng cần có trứng, do vậy, các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào việc giải quyết các nguyên nhân dẫn đến trứng không rụng. Trong các trường hợp trứng không rụng, việc sử dụng thuốc nhằm điều chỉnh quá trình sản xuất hormone thường được áp dụng.

Hầu hết phụ nữ bị rối loạn rụng trứng sẽ bắt đầu điều trị bằng các loại thuốc uống như clomiphene. Một số loại thuốc này gồm Clomid, Serophene, Letrozole, Femara. Đây là thuốc được thiết kế để tăng nồng độ FSH và LH trong tuyến yên, do đó báo hiệu buồng trứng sản xuất nang trứng và rụng trứng sẽ xảy ra. Liều dùng thuốc có thể được điều chỉnh hoặc bổ sung trong chu kỳ, cho đến khi bệnh nhân có thể đạt được sự rụng trứng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn phụ nữ sử dụng clomiphene sẽ đẩy lùi tình trạng không rụng trứng và có thể mang thai trong vòng ba đến sáu chu kỳ điều trị. Tuy nhiên, bất kỳ người phụ nữ nào đã thực hiện điều trị qua ba chu kỳ clomiphene mà vẫn không rụng trứng, hoặc không có thai, họ cần được đánh giá bổ sung và tìm kiếm các phương pháp điều trị khác nếu cần thiết.

Một số câu hỏi liên quan

Không chỉ thắc mắc về việc trứng không rụng có thụ thai được không? Các chị em phụ nữ cũng thắc mắc về một số vấn đề liên quan tới việc rụng trứng. Dưới đây là một số câu hỏi điển hình.

Có thể có kinh nguyệt nhưng không rụng trứng?

Một số phụ nữ có thể bị chảy máu kinh nguyệt nhưng không rụng trứng. Nguyên nhân là do trong chu kỳ, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên nhằm tạo điều kiện cho trứng sau khi thụ tinh có thể làm tổ. Nhưng nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bong ra vào dẫn tới tình trạng chảy máu kinh nguyệt.

Rụng trứng bao nhiêu lần trong một chu kỳ?

Thông thường phụ nữ có thể rụng trứng một lần trong mỗi chu kỳ. Nhưng cũng có những nghiên cứu khoa học cho rằng phụ nữ có thể rụng trứng nhiều hơn một lần trong mỗi chu kỳ. Đây là một trong những lý do dẫn tới tình trạng đa thai. Nếu một người phụ nữ giải phóng 2 quả trứng trong chu kỳ của mình và cả hai được thụ tinh bởi tinh trùng, họ có thể sinh đôi.

Mỗi chu kỳ trứng rụng một lần
Mỗi chu kỳ trứng rụng một lần

Rụng trứng nhưng không có kinh nguyệt?

Điều này có thể xảy ra. Ví dụ, các bà mẹ cho con bú sẽ không có kinh nguyệt trong một vài tháng sau khi sinh, nhưng họ vẫn rụng trứng và có thể mang thai nếu họ giao hợp vào thời điểm rụng trứng. Rất khó để theo dõi ngày rụng trứng nếu không có kinh nguyệt và cần theo dõi nó bằng cách theo dõi các triệu chứng như nhiệt độ cơ thể thấp hơn hay sự thay đổi chất nhầy cổ tử cung,…

Rụng trứng có thể xảy ra khi có kinh nguyệt?

Rụng trứng không thể xảy ra khi xuất hiện kinh nguyệt. Nguyên nhân là bởi kinh nguyệt xuất hiện khi lót bên trong tử cung sẽ bong ra vào khoảng ngày 11 đến 15 ngày sau rụng trứng. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể bị chảy máu nhẹ giữa chu kỳ. Chảy máu giữa chu kỳ được gọi là chảy máu rụng trứng, xảy ra tại thời điểm rụng trứng. Tình trạng này thường bị nhầm với sự xuất kinh mỗi chu kỳ.

Mang thai mà không rụng trứng là không thể vì trứng phải được phóng thích bởi buồng trứng để nó được thụ tinh bởi tinh trùng. Để thụ thai, người phụ nữ phải giao hợp mà không sử dụng biện pháp bảo vệ vào thời điểm rụng trứng. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có trả lời cho câu hỏi trứng không rụng có thụ thai được không cũng như một số thông tin khác liên quan.

Ngày đăng: 26/05/2023 - Cập nhật lúc 12:24 am , 26/05/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc