Mang thai tháng thứ 7 bị ra máu và những nguy cơ tiềm ẩn mẹ cần thần trọng

Trong suốt thời gian 9 tháng 10 ngày, sự xuất hiện của bất cứ hiện tượng nào đó trên cơ thể cũng đều là dấu hiệu ngầm thông báo cho mẹ biết về một vấn đề nào đó, kể cả xấu lẫn tốt. Việc mang thai tháng thứ 7 bị ra máu cũng như vậy. Nếu mẹ không cẩn thận, hiện tượng này chính là báo động đỏ về các nguy cơ như nhau tiền đạo, bong nhau thai, vỡ tử cung…

Nguy hiểm tiềm ẩn khi mang thai tháng thứ 7 bị ra máu

Trong suốt 6 tháng của thai kỳ, tình trạng sức khỏe mẹ tốt, thai nhi phát triển ổn định nhưng điều đó không có nghĩa là ở những tháng tiếp theo mẹ cũng có khoảng thời gian bình yên như vậy. Các mẹ cần nhớ chuyện gì cũng có thể xảy ra và chúng ta khó có thể lường trước được mọi thứ.

Ở tháng thứ 7, nếu mẹ bất ngờ có hiện tượng xuất huyết, đừng chủ quan và nghĩ rằng nó chỉ ra một dấu hiệu sinh lý bình thường trong thai kỳ như ở những tuần đầu tiên. Theo các chuyên gia sản phụ khoa, mang thai 7 tháng bị ra máu sẽ tiềm ẩn một số vấn đề nghiêm trọng như:

1. Dấu hiệu cảnh báo nhau tiền đạo

Mẹ đã bao giờ nghe thấy thuật ngữ “nhau tiền đạo” hay chưa? Được biết, tình trạng nhau thai bám vào phần dưới của vách tử cung thay vì bám ở phía trên như bình thường được gọi là nhau tiền đạo. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình chuyển dạ của người mẹ vì đường ra của thai nhi dường như đã bị cản trở.

Mang thai tháng thứ 7 bị ra máu có thể là dấu hiệu nhau tiền đạo
Mang thai tháng thứ 7 bị ra máu có thể là dấu hiệu nhau tiền đạo

Khi gặp phải vấn đề này, kể từ tuần thứ 20 trở đi, các mẹ sẽ thường xuyên bị xuất huyết âm đạo. Tình trạng này sẽ càng nặng hơn về những tháng cuối của thai kỳ. Theo các chuyên gia, các mẹ sinh lần 2 sẽ có nguy cơ cao bị nhau tiền đạo. Trường hợp bị chẩn đoán nhau tiền đạo, mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ để bảo toàn tính mạng cho cả hai.

2. Cẩn thận bong nhau thai khi có bầu 7 tháng bị ra máu

Bong nhau thai là tình trạng một phần hoặc toàn bộ nhau thai tách khỏi thành tử cung quá sớm so với thời gian chuyển dạ. Hầu hết các chuyên gia y tế cho biết, quá trình truyền oxy và dưỡng chất đến thai nhi sẽ bị gián đoạn nếu hiện tượng này xảy ra quá sớm.

Nếu không may gặp phải rắc rối này, các mẹ bầu sẽ buộc phải sinh mổ. Không ít trường hợp thai nhi đã tử vong ngay trong bụng mẹ khi nhau thai bong trước 3 tháng cuối thai kỳ. Chính vì thế , nếu thấy hiện tượng mang thai tháng thứ 7 bị ra máu, các mẹ hãy nhanh chóng đến bệnh viện.

3. Mẹ bầu bị vỡ tử cung

Tình trạng vỡ tử cung thường xảy ra ở những mẹ bầu đã từng có vết sẹo ở tử cung. Khi thai nhi lớn dần lên, kích thước tử cung cũng phát triển theo và có thể khiến cho vết sẹo cũ căng ra rồi bị vỡ. Hiện tượng này được các chuyên gia đánh giá là vô cùng nguy hiểm cho thai phụ. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, nguy cơ mẹ phải cắt bỏ tử cung là rất cao, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ lẫn thai nhi.

Do đó, các mẹ khi có bầu 7 tháng hãy thận trọng nếu cơ thể bất ngờ xuất hiện những cơn đau bụng bất thường, đau nhiều ở vùng tử cung và đặc biệt là kèm theo triệu chứng chảy máu. Đừng chần chừ gì khi gặp các hiện tượng trên, hãy đi bệnh viện ngay khi có thể.

Chảy máu khi mang thai 7 tháng có thể là dấu hiệu vỡ tử cung
Chảy máu khi mang thai 7 tháng có thể là dấu hiệu vỡ tử cung

4. Có thai 7 tháng bị ra máu là dấu hiệu sinh non

Xuất huyết âm đạo, kèm theo một số triệu chứng như đau bụng dữ dội; các cơn gò mạnh và liên tục; đau buốt phần lưng… các mẹ cần đi bệnh viện ngay bởi đây đều là các dấu hiệu cho thấy mẹ chuẩn bị “cán đích”.

Thế nhưng nếu những hiện tượng trên xuất hiện ở tháng thứ 7 thì điều đó có nghĩa là khả năng mẹ sinh non là rất cao. Những đứa trẻ sinh ra trong thời điểm này sẽ được nuôi dưỡng trong lồng kính một thời gian để đảm bảo tính mạng cũng như sức khỏe của con. Tuy nhiên, không ít trường hợp, thai nhi sinh ra thiếu 2 tháng sẽ khó có thể sống sót được.

Mang thai 7 tháng bị ra máu, mẹ nên làm gì?

Hiện tượng chảy máu từ tuần 25 trở đi đều có thể dẫn mẹ đến một tình huống vô cùng xấu. Chính vì thế, lúc này, mẹ cần thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:

1. Theo dõi lượng máu chảy ra và đến gặp bác sĩ

Khi bị xuất huyết, điều đầu tiên  các mẹ cần làm là giữ tinh thần bình tĩnh để theo dõi lượng máu cũng như màu sắc máu chảy ra mỗi ngày. Sau đó, mẹ hãy đến gặp bác sĩ và đừng quên cung cấp cho họ đầy đủ các thông tin liên quan đến tình trạng chảy máu của mẹ nhé. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Mẹ hãy theo dõi lượng máu chảy ra và đi gặp bác sĩ ngay
Mẹ hãy theo dõi lượng máu chảy ra và đi gặp bác sĩ ngay

2. Nói không với quan hệ tình dục khi có bầu 7 tháng bị ra máu

Một trong những điều quan trọng mẹ cần nhớ khi mang thai tháng thứ 7 bị ra máu đó là tuyệt đối không quan hệ tình dục. Lúc này, sự “xâm nhập” của “cậu nhỏ” chỉ làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ sảy thai.

3. Dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi

Cho dù lượng máu chảy ra nhiều hay ít ở thời điểm này, các mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi để theo dõi tình hình. Mẹ bầu tuyệt đối không đi lại nhiều, không làm việc nặng, không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu

4. Ăn uống hợp lý và ngủ đủ giấc

Việc ăn ăn uống đủ chất trong thời gian này rất quan trọng. Việc xuất huyết có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, chính vì thế mẹ càng phải ăn uống khoa học để tiếp thêm năng lượng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, mẹ đừng quên ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần của mẹ phấn chấn lên rất nhiều. Ở thời điểm này, bụng bầu to có thể làm gián đoạn giấc ngủ nhưng các mẹ hãy cố gắng chợp mắt nhiều nhất có thể nhé. Mẹ bầu nhớ nằm nghiêng để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Các chuyên gia sản phụ khoa đều thừa nhận mang thai tháng thứ 7 bị ra máu chưa bao giờ là hiện tượng bình thường. Chính vì thế, khi rơi vào hoàn cảnh này, các mẹ hãy đi bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để kiểm tra càng sớm càng tốt nhé.

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 2:01 pm , 02/03/2023
Bình luận (1)
Sắp xếp
  • Trương Thị Hồng Trả lời

    Chào bác sĩ ạ e hiện đang bầu 7 tháng quan hệ ra máu hồng nhưng ít và k đau bụng e bé vẫn đạp bình thường thì có sao không ạ mong bác sĩ trả lời ạ

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc