Phù chân khi mang thai tháng thứ 5 liệu có quá sớm? Khi nào mẹ cần đi bệnh viện gấp?

Phù chân khi mang thai tháng thứ 5 hay những tháng khác trong thai kỳ là triệu chứng sinh lý bình thường mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, đôi khi trong một số trường hợp không may mắn, hiện tượng này lại là dấu hiệu cảnh báo vấn đề tiền sản giật – biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng mẹ lẫn thai nhi. Vậy mẹ bị phù chân khi mang thai tháng thứ 5 liệu có liên quan đến chứng tiền sản giật không?

Câu hỏi:

Chào bác sĩ. Tôi tên là Minh Nguyệt, 32 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bắc Ninh. Tôi đang mang thai được đến tháng thứ 5 nhưng đã thấy có hiện tượng phù chân. Ở lần mang thai đầu, đến tháng thứ 7 của thai kỳ tôi mới bắt đầu có dấu hiệu này. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi phù chân khi mang thai tháng thứ 5 có sớm quá không và nó có nguy hại gì cho thai nhi không?

Tôi hi vọng sớm nhận được câu trả lời của bác sĩ. Tôi xin cảm ơn!

Mang thai tháng thứ 5 bị phù chân liệu có sớm không là thắc mắc của nhiều mẹ
Mang thai tháng thứ 5 bị phù chân liệu có sớm không là thắc mắc của nhiều mẹ

Trả lời:

Chào bạn Minh Nguyệt. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục Mẹ và Bé trên trang Wikibacsi.com. Trong suốt thời gian mang thai, sự gia tăng của các hormone bên trong cơ thể khiến mẹ bầu có rất nhiều thay đổi. Đôi khi có những hiện tượng tưởng chừng bình thường nhưng lại khiến các mẹ “như ngồi trên đống lửa” vì lo sợ rằng đó là dấu hiệu cảnh báo thai nhi gặp nguy hiểm.

Với thắc mắc “phù chân khi mang thai tháng thứ 5 liệu có sớm quá không?” của bạn Minh Nguyệt, chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp một cách tường tận thông qua bài viết dưới đây.

Phù chân khi mang thai tháng thứ 5 liệu có sớm không?

Phù chân khi mang thai (hay còn gọi là xuống máu chân) là hiện tượng phổ biến mà hầu hết các chị em phụ nữ trong thời gian “bụng mang dạ chửa” đều gặp phải. Theo các bác sĩ sản phụ khoa, khi thai nhi tăng trưởng về kích thước, tử cung cũng như vòng bụng của mẹ cũng lớn dần lên để có đủ không gian cho bé.

Khi thai nhi tăng áp lực trong ổ bụng của mẹ, từ đó khiến cho các tĩnh mạch vùng chậu của mẹ cũng bị chèn ép làm cho máu khó chảy về tim cuối cùng dẫn đến hiện tượng phù chân. Dấu hiệu này khiến mẹ gặp khó khăn trong việc đi lại và đôi khi cảm thấy mệt mỏi.

Bên cạnh đó, sự tăng cân chóng mặt trong thời gian mang thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ phải đối mặt với hiện tượng phù chân. Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc hormone relaxin (hormone làm cho các dây chằng ở chân trở nên lỏng lẻo và giãn ra) được sản sinh ra nhiều trong thời gian mang thai cũng chính là “thủ phạm” khiến bàn chân của mẹ lớn hơn bình thường.

Phù chân khi mang thai tháng thứ 5 là dấu hiệu bình thường nếu không có bất cứ triệu chứng nào khác
Phù chân khi mang thai tháng thứ 5 là dấu hiệu bình thường nếu không có bất cứ triệu chứng nào khác

Tùy vào tuổi thai, vị trí thai hay cơ địa của mỗi người mà hiện tượng này đến sớm hay muộn. Do đó, trước thắc mắc của bạn Minh Nguyệt, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời của bạn rằng việc phù chân khi mang thai tháng thứ 5 sẽ không có gì đáng lo ngại nếu mẹ không có bất cứ một triệu chứng bất thường nào khác đi kèm.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, khoảng 60% phụ nữ mang thai tháng thứ 5 sẽ nhận thấy chân mình to. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn lo lắng thì chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để kiểm tra.

Mang thai 5 tháng bị phù chân khi nào cần đi bệnh viện gấp?

Phù chân khi mang thai tháng thứ 5 là một hiện tượng sinh lý bình thường ở mẹ bầu nhưng đôi khi nó lại là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật – một biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ lẫn thai nhi. Vậy mang thai 5 tháng bị phù chân khi nào cần đi bệnh viện gấp?

Các chuyên gia sản phụ khoa khuyên các mẹ nên đi bệnh viện nếu mang thai tháng thứ 5 bị phù chân kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Mẹ bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi hợp lý nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Đau đầu dữ dội
  • Rối loạn thị giác, mắt mờ
  • Chóng mặt
  • Mức độ sưng phù ở cả chân và tay đều nghiêm trọng, gặp khó khăn khi đi lại
  • Mặt cũng bị sưng
  • Đau dữ dội dưới các xương sườn
  • Sốt, nôn mửa
  • Đau bụng dưới dữ dội
Phù chân khi mang thai tháng thứ 5 kèm theo đau đầu là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật
Phù chân khi mang thai tháng thứ 5 kèm theo đau đầu là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật

Bên cạnh các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trên, các mẹ bầu thuộc những đối tượng dưới đây cũng cần phải cần thận với hiện tượng phù chân khi mang thai tháng thứ 5:

  • Mẹ mang thai khi trên 40 tuổi
  • Khoảng cách giữa 2 lần mang thai của mẹ là trên 10 năm
  • Mẹ mang song thai hoặc đa thai
  • Mẹ từng có tiền sử sinh non, sảy thai
  • Chỉ số cơ thể (BMI) của mẹ trên 30
  • Mẹ bị cao huyết áp

Mẹo giúp mẹ giảm nỗi khó chịu khi mang thai tháng thứ 5 bị phù chân

Nếu bị phù chân khi mang thai tháng thứ 5, để giảm thiểu sự khó chịu, các mẹ nên cố gắng thực hiện theo những lời khuyên dưới đây nhé.

  • Chọn kích cỡ giày, dép rộng rãi, đi êm chân
  • Hạn chế ăn mặn nếu không muốn tình trạng phù nề thêm trầm trọng
  • Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu
  • Mẹ hãy gác chân lên một chiếc ghế hoặc đồ vật nào khác bất cứ lúc nào có thể để chân được thư giãn
  • Mẹ có thể nhờ chồng massage chân cho thoải mái
  • Ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ cũng giúp giảm hiện tượng phù nề
  • Mẹ hãy chăm chỉ đi bộ, tập yoga
  • Chú ý chế độ ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng
  • Giữ cho cơ thể luôn đủ nước
  • Khi ngủ, mẹ nên nằm nghiêng bên trái

Trên đây là giải đáp của chúng tôi trước thắc mắc “phù chân khi mang thai tháng thứ 5 liệu có sớm không?” và “Nó có gây nguy hiểm gì cho thai nhi không?” của bạn Minh Nguyệt. Một lần nữa nhắc bạn rằng nếu hiện tượng phù chân của bạn không đi kèm bất cứ triệu chứng bất thường nào kể trên thì bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải theo dõi dấu hiệu này thường xuyên và không nên chủ quan. Hãy đi bệnh viện ngay nếu có điều gì đó không ổn nhé.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 2:01 pm , 02/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc