Có bầu 4 tháng quan hệ được không? Tư thế “yêu” nào an toàn nhất cho thai nhi?

Nếu như 3 tháng đầu, nhiều mẹ còn e ngại chuyện quan hệ tình dục vì lo rằng các vận động khi “yêu” sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi. Thế nhưng khi thành công bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, nhiều ý kiến cho rằng “chuyện ấy” không nhất định phải là điều cấm kỵ giữa các các cặp đôi. Vậy thực sự có bầu 4 tháng quan hệ được không và nên “ân ái” theo tư thế nào để an toàn nhất cho thai nhi?

Có bầu 4 tháng quan hệ được không?

Chúc mừng các mẹ đã trải qua tam cá nguyệt thứ nhất của thai nhi một cách thành công và khỏe mạnh. Bước sang tháng thứ 4, đồng nghĩa với việc mẹ đang đặt những bước chân đầu tiên vào tam cá nguyệt thứ 2 – khoảng thời gian thoải mái, dễ thở hơn rất nhiều với mẹ.

Lúc này, một trong những vấn đề quan trọng được nhiều mẹ bầu quan tâm đó là “có bầu 4 tháng quan hệ được không?”. Nếu như 3 tháng đầu, mẹ tuyệt đối kiêng kem chuyện ấy để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì bắt đầu từ thời điểm này, các mẹ có thể cho phép bản thân mình được giải tỏa căng thẳng bằng việc đạt cực khoái trong những “cuộc yêu” cùng với người bạn đời của mình.

Nếu các lần siêu âm, khám thai, các chỉ số của mẹ lẫn thai nhi đều tốt; đồng thời mẹ có tinh thần sảng khoái thì không có lý gì lại ngăn cấm chồng “gần gũi” mình. Mẹ hãy thoải mái đề cập vấn đề này với chồng. Chỉ cần các động tác khi “yêu” luôn nhẹ nhàng và không có bất cứ tác động trực tiếp nào đến vùng bụng, ngực thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm là thai nhi sẽ không gặp bất cứ rủi ro nào.

Có bầu 4 tháng quan hệ được không? - Câu trả lời là có nếu mẹ có sức khỏe tốt
Có bầu 4 tháng quan hệ được không? – Câu trả lời là có nếu mẹ có sức khỏe tốt

Theo đúng tiến trình phát triển của thai nhi, khi được 4 tháng tuổi, bé đã bắt đầu có những cử động, những cú đạp máy chắc chắn sẽ khiến các mẹ giật mình. Đôi khi, trong lúc “ân ái”, mẹ sẽ thấy được các chuyển động này của bé.

Những cú đạp của thai nhi lúc này không có nghĩa là con yêu đang cảm thấy không thoải mái. Nó chỉ đơn giản là vì khi “lên đỉnh”, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh một số loại hormone trong vùng khung chậu, đồng thời làm tăng lượng máu lưu thông đến khu vực này và khiến thai nhi cử động.

Có bầu 4 tháng quan hệ được không? – Chắc chắn câu trả lời là được nhưng nếu mẹ lo lắng về những phản ứng của con, mẹ có thể đề cập vấn đề này với bác sĩ để lắng nghe lời khuyên của họ. Đồng thời mẹ cũng cần phải chia sẻ nỗi lo với người bạn đời của mình để anh ấy hiểu được vấn đề và sẽ cẩn thận hơn ở những lần quan hệ sau đó.

“Yêu” lúc mang thai tháng thứ 4 khi nào sẽ không an toàn?

Có thai 4 tháng quan hệ được không? – Việc này sẽ không có bất cứ nguy hiểm nào cho thai nhi lẫn mẹ bầu nếu người mẹ không gặp phải những vấn đề dưới đây:

  • Mẹ bị chẩn đoán có tử cung yếu
  • Mẹ bị chảy máu nhiều sau khi quan hệ tình dục. Đồng thời nếu hiện tượng này kèm theo những cơn đau bụng dưới khó chịu, các mẹ cần trao đổi với chồng và đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt
  • Mẹ nên kiêng “yêu” khi bị viêm đường tiết niệu
  • Mẹ có tiền sử sảy thai, tiền sản giật, nhau tiền đạo
  • Sau quan hệ, mẹ phát hiện nước ối bị rò rỉ thì cần kiêng “chuyện ấy” ngay
  • Mẹ mang thai khi đã ngoài 40 tuổi
  • Mẹ thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt

Sau khi quan hệ, nếu dịch âm đạo tiết ra nhiều, cộng thêm có mùi hôi khó chịu, màu sắc khác thường, mẹ nên tạm thời “cấm vận” chồng. Theo các chuyên gia y tế, đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bị viêm nhiễm âm đạo hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai).

Đời sống tình dục thay đổi thế nào ở tháng thứ tư thai kỳ?

Khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, các cơn ốm nghén, buồn nôn của mẹ đã biến mất. Việc ăn uống trở lại bình thường, thậm chí ăn nhiều hơn trước đây sẽ cung cấp cho mẹ một nguồn năng lượng lớn giúp sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, tinh thần của mẹ cũng thoải mái hơn.

Ở thời điểm này, đôi “gò bồng đào” của các mẹ đã có sự gia tăng đáng kể về kích thước. Đồng thời, sự tăng lên của một số hormone trong cơ thể khiến nhiều mẹ có nhu cầu mãnh liệt trong “chuyện ấy”.

Khi mang thai tháng thứ 4, nhu cầu trong chuyện ấy của mẹ tăng cao
Khi mang thai tháng thứ 4, nhu cầu trong chuyện ấy của mẹ tăng cao

Ngoài ra, lượng máu lưu thông đến vùng âm đạo và khung chậu nhiều hơn giúp mẹ dễ dàng đạt cực khoái khi “yêu”. Lúc này nếu mẹ nào còn đang băn khoăn không biết có bầu tháng thứ 4 có quan hệ được không thì đừng lo nghĩ quá nhiều và hãy cứ “vui vẻ” bên chồng đi nhé.

Những tư thế quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 đảm bảo an toàn cho thai nhi

Khi mang thai tháng thứ 4, bụng bầu của mẹ đã xuất hiện rõ ràng và điều này có thể gây ra một số khó dễ cho mẹ cũng như người bạn đời khi “giao ban”. Theo các chuyên gia sản phụ khoa, ở thời điểm này, khi quan hệ, người chồng tuyệt đối không massage hoặc xoa bóp vùng bụng của chồng.

Có bầu 4 tháng quan hệ được không? – Thai nhi sẽ không gặp bất cứ vấn đề nguy hiểm nào nếu các cặp đôi lựa chọn tư thế quan hệ thật chuẩn xác. Lúc này, tư thế quan hệ truyền thống hoặc tư thế úp thìa (quan hệ từ phía sau) chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ. Hoặc, mẹ có thể dành thế chủ động để giúp “cuộc yêu” có những phút giây thú vị hơn.

Có bầu 4 tháng quan hệ được không? – Trước khi quyết định “mở cửa”, xóa bỏ lệnh cấm đối với chồng, các mẹ cần phải hiểu rõ chính bản thân mình. Chỉ khi có nhu cầu và thực sự khỏe mạnh, mẹ mới nên cho chồng “gần gũi”, còn nếu không hãy khéo léo giải thích với chồng để anh ấy hiểu. Trong thời gian mang thai, người chồng nên tôn trọng quyết định cũng như mong muốn của vợ trong “chuyện ấy” nhé.

Ngày đăng: 15/06/2023 - Cập nhật lúc 2:06 pm , 15/06/2023

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc