Cảnh giác với 7 vấn đề nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới

Mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới là một trong những vấn đề cực kỳ nguy hiểm mẹ bầu không được phép chủ quan. Trong nhiều trường hợp, nó là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nghiêm trọng như tiền sản giật, động thai, sảy thai, vỡ tử cung, chuyển dạ sớm… Nếu chưa biết rõ về hiện tượng này, các mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

7 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới

Trong bất cứ thời gian nào ở thời điểm mang thai tháng thứ 6, nếu mẹ bất ngờ bị những cơn đau bụng dưới hành hạ thì cần phải đặc biệt lưu tâm. Nếu hiện tượng này đi kèm với một số triệu chứng khác như xuất huyết âm đạo, đau buốt vùng lưng, chóng mặt, đau đầu, thị lực suy giảm, ngực mềm đi bất ngờ thì rất có thể mẹ đang có nguy cơ đối mặt với một số rắc rối như:

1. Dấu hiệu động thai, sảy thai

Tình trạng động thai, sảy thai có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Những mẹ có thể lực kém, đã từng có tiền sử sảy thai, bị huyết áp cao… là các đối tượng dễ rơi vào hoàn cảnh này nhất. Chính vì thế, việc mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới dữ dội kèm theo chảy máu nhiều, mẹ cần được đưa đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

Mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới có thể là dấu hiệu sảy thai
Mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới có thể là dấu hiệu sảy thai

2. Chuyển dạ sớm

Không phải mẹ bầu nào cũng hạ sinh thai nhi đúng theo lịch dự kiến. Trên thế giới  và ngay tại Việt Nam, theo thống kê, số lượng sản phụ sinh non, sinh thiếu tháng là rất lớn. Đương nhiên số trường hợp bé sinh thiếu tháng, điển hình là chào đời khi mới 6 tháng tuổi, có thể sống sót cũng rất ít. Nếu trẻ có thể thoát khỏi cánh tay của tử thần thì sức khỏe của con cũng không được tốt như các bé sinh đủ ngày, đủ tháng.

Do đó, các mẹ cần phải đề phòng với hiện tượng đau bụng dưới dữ dội kèm đau lưng khi mang thai tháng thứ 6, nước ối rò rỉ. Đây là những dấu hiệu thường chỉ xuất hiện khi mẹ đến ngày cận sinh. Chính vì thế, khi mới đi được 2/3 chặng đường mang thai mà các mẹ đã bắt gặp các triệu chứng trên thì cần nghĩ ngay đến việc chuyển dạ sớm và cần đi bệnh viện gấp.

3. Đau bụng có thể là hiện tượng của các cơn gò Braxton Hicks

Gò tử cung là báo động đỏ cho thấy mẹ sắp đến giai đoạn nước rút trước khi chuyển dạ. Tuy nhiên, đôi khi mẹ sẽ gặp các “báo động giả” khi có sự xuất hiện của các cơn gò sinh lý Braxton Hicks.

Mẹ nên cảnh giác khi mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng
Mẹ nên cảnh giác khi mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới có thể là do sự xuất hiện của các cơn gò Braxton Hicks. Những cơn gò này thường rất nhẹ, kéo dài khoảng 30 đến 60 giây/lần. Cơn gò sinh lý khó có thể dự đoán được và thường không có nhịp điệu. Nếu ở tháng thứ 6, mẹ bắt gặp những cơn gò như thế này thì không cần lo lắng nhé.

4. Dấu hiệu tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể khiến mẹ bầu lẫn thai nhi mất mạng nếu không xử lý kịp thời. Chính vì thế, khi có bầu 6 tháng, mẹ nên lưu tâm đến những cơn đau bụng bất ngờ, kèm theo triệu chứng sưng phù ở tay, chân, mặt; buồn nôn, thị giác suy giảm… bởi đây là dấu hiệu cảnh báo chứng tiền sản giật ở mẹ. Trong trường hợp này mẹ cần được đưa đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

5. Mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu

Việc đau bụng dưới kèm theo hiện tượng đau rát khi đi tiểu, khó chịu ở xương chậu, tiểu không kiểm soát cộng thêm việc nước tiểu có mùi chua, sẫm màu thì mẹ cần đi bệnh viện kiểm tra bởi rất có thể mẹ đã bị nhiễm trùng đường tiểu – một tình trạng để lại không ít ảnh hưởng cho thai nhi.

6. Dấu hiệu nhau thai bị đứt

Tình trạng có thai 6 tháng bị đau bụng trong nhiều trường hợp có thể là dấu hiệu cảnh báo việc nhau thai bị đứt. Bên cạnh hiện tượng này, mẹ sẽ thấy việc mình bị xuất huyết nhiều, đau bụng, vỡ ối. Hãy đi bệnh viện ngay trước khi quá muộn nhé.

Mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng có thể là dấu hiệu đứt nhau thai
Mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng có thể là dấu hiệu đứt nhau thai

7. Chuột rút bụng dưới sau khi “yêu”

Một số chị em phụ nữ sẽ gặp hiện tượng mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới sau khi quan hệ tình dục. Thông thường nếu cơn đau nhẹ và không xuất huyết thì mẹ không cần lo lắng bởi đó có thể là ảnh hưởng sau khi mẹ đạt cực khoái. Thế nhưng, nếu cơn đau dữ dội, kèm theo chảy máu thì mẹ cần biết mình phải làm gì tiếp theo rồi đó, hãy đi bệnh viện ngay.

Mẹ cần làm gì khi mang thai tháng thứ 6 đau bụng

Khi đau bụng bên phải khi mang thai tháng thứ 6 hoặc đau lưng khi mang thai tháng thứ 6, các mẹ cần thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:

  • Bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các cơn đau
  • Theo dõi tần suất cũng như thời gian của các cơn đau bụng
  • Mẹ tránh đi lại nhiều, hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục khi mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng
  • Tuyệt đối không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu
  • Mẹ không tự ý chườm, đắp bất cứ thứ gì lên bụng
  • Mẹ hạn chế massage bụng nhé
  • Uống thật nhiều nước
  • Mẹ hãy thử tắm nước ấm xem sao
  • Nếu có hiện tượng xuất huyết, đau lưng, chóng mặt… đi kèm, mẹ cần đi bệnh viện càng sớm càng tốt
  • Nếu các cơn co thắt ngày càng mạnh, mẹ cũng cần đi kiểm tra

Dù thai đã lớn và mẹ đang ở trong giai đoạn “bình yên” nhất trong thai kỳ, nhưng mẹ tuyệt đối không được chủ quan với hiện tượng mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới nhé. Ở thời điểm này, chỉ cần cơ thể xuất hiện một bất thường nào đó, dù là lớn hay nhỏ, các mẹ vẫn nên đi bệnh viện kiểm tra cho chắc chắn nhất.

Ngày đăng: 15/06/2023 - Cập nhật lúc 2:06 pm , 15/06/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc