Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không? Dấu hiệu

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không, có gây chảy máu không và làm thế nào để nhận biết tình trạng này? Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cũng như các lưu ý sau khi mang thai ngoài tử cung, bạn có thể tham khảo và có kế hoạch phục hồi sức khỏe phù hợp nhất.

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh và tự làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong các ống dẫn trứng. Các ống dẫn trứng là ống nối giữa buồng trứng và tử cung. Nếu trứng bị kẹt lại ở ống dẫn trứng, hợp tử đã thụ tinh không thể phát triển thành em bé và sức khỏe của thai phụ co thể gặp nguy hiểm nếu tiếp tục mang thai.

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không
Mang thai ngoài tử cung sẽ làm mất chu kỳ kinh nguyệt bình thường cho đến khi thai kỳ được đình chỉ

Mang thai ngoài tử cung diễn ra rất sớm trong thai kỳ, thậm chí trước khi các dấu hiệu thụ thai thành công xuất hiện. Tuy nhiên, đôi khi mang thai ngoài tử cung sẽ dẫn đến các dấu hiệu tương tự như thai kỳ bình thường. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Trễ kinh
  • Đau bụng dưới ở một bên cơ thể
  • Chảy máu âm đạo hoặc tiết chất dịch lỏng màu nâu từ âm đọa
  • Đau ở vai gáy
  • Khó chịu khi đi tiểu tiện

Ngoài ra, về vấn đề mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không? Các bác sĩ cho biết, tương tự như các thai kỳ bình thường khác, mang thai ngoài tử cung không thể có kinh nguyệt. Thay vào đó, thai phụ có thể nhận thấy các vệt máu nhỏ trong thai kỳ đầu khi mang thai, vệt máu này thường có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm. Ngoài ra, lượng máu này thường ít, chỉ đủ làm bẩn quần lót hoặc miếng băng vệ sinh hàng ngày, do đó không được xem là máu kinh nguyệt.

Theo nguyên tắc chung, nếu lượng máu từ âm đạo đủ để làm đầy miếng băng vệ sinh, điều này có nghĩa là bạn không mang thai, bao gồm cả mang thai ngoài tử cung. Do đó, nếu được nghi ngờ mang thai ngoài tử cung và ra nhiều máu, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Tại sao chảy máu khi mang thai ngoài tử cung?

Có từ 15 – 25% phụ nữ mang thai, bao gồm mang thai ngoài tử cung bị chảy máu từ âm đạo. Đây không phải là máu kinh nguyệt và thường liên quan đến một số vấn đề như:

1. Chảy máu khi hình thành hợp tử

Trong giai đoạn sớm nhất của thai kỳ, sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ làm tổ và bắt đầu bám vào thành tử cung, hoặc ống dẫn trứng và các cơ quan khác trong ổ bụng nếu bạn mang thai ngoài tử cung, điều này sẽ dẫn đến chảy máu âm đạo.

Thời gian chảy máu báo thai thường xảy ra tại thời điểm dự kiến của kinh nguyệt, do đó nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung tin rằng bản thân đang có kinh nguyệt. Tuy nhiên, chảy máu báo thai thường nhẹ hoặc chỉ lấm tấm nhỏ.

2. Các nguyên nhân khác

Có một số nguyên nhân khác có thể gây chảy máu âm đạo khi mang thai ngoài tử cung, bao gồm các nguyên nhân khẩn cấp, nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng và sẩy thai.

mang thai ngoài tử cung có bị kinh nguyệt không
Mang thai ngoài tử cung có thể gây chảy máu âm đạo khi thai bám vào thành ống dẫn trứng hoặc các cơ quan khác

Các nguyên nhân này thường đi kèm với nhiều dấu hiệu nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Chuột rút hoặc đau bụng dữ dội
  • Đau lưng
  • Ngất xỉu hoặc mất ý thức
  • Mệt mỏi
  • Đau vai
  • Sốt
  • Thay đổi dịch tiết âm đạo
  • Buồn nôn và nôn không thể kiểm soát được

Ngoài ra, máu chảy do nhiễm trùng và sảy thai cũng nhiều hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung cần chú ý

Các triệu chứng mang thai ngoài tử cung có thể phát triển từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Một số phụ nữ có thể không có bất cứ triệu chứng nào và không phát hiện việc mang thai ngoài tử cung cho đến khi siêu âm hoặc được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên môn.

Các triệu chứng chính khi mang thai ngoài tử cung có thể bao gồm:

1. Chảy máu âm đạo

Chảy máu do mang thai ngoài tử cung thường rất khác với chu kỳ kinh nguyệt. Máu có thể có màu nâu sẫm, có lẫn nước, thường loãng, xuất hiện và kết thúc trong 1 – 2 ngày. Một số phụ nữ có thể nhầm lẫn hiện tượng chảy máu này với chu kỳ kinh nguyệt. Điều này dẫn đến thắc mắc mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không. Tuy nhiên, bạn không thể có kinh nguyệt khi đang mang thai.

2. Đau bụng

Đau bụng, thường là bụng dưới và chỉ ở một bên cơ thể, có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Cơn đau có thể phát triển dần dần hoặc xuất hiện đột ngột và biến mất ngay lập tức.

Đau bụng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân, bao gồm các nguyên nhân tiêu hóa và đường ruột. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn nếu nghi ngờ mang thai hoặc đang cố gắng để thụ thai.

dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Đau ở một bên bụng là dấu hiệu phổ biến khi mang thai ngoài tử cung

3. Đau đầu vai

Đau đầu vai là cảm giác bất thường ở đầu vai và cánh tay. Các bác sĩ không rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến cơn đau này, tuy nhiên mang thai ngoài tử cung có thể gây xuất huyết bên trong cơ thể và dẫn đến đau đớn. Do đó, nếu nghi ngờ mang thai và bị đau đầu vai, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

4. Khó chịu khi đi vệ sinh

Phụ nữ mang thai ngoài tử cung có thể bị đau khi đi tiểu. Ngoài ra, đôi khi bạn cũng có thể bị tiêu chảy.

Mang thai sẽ dẫn đến một số thay đổi ở bàng quang và ruột, điều này dẫn đến khó chịu khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lý ở dạ dày cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán nếu gặp những triệu chứng này và nghi ngờ mang thai ngoài tử cung.

5. Vỡ ống dẫn trứng

Trong một số trường hợp, thai ngoài tử cung có thể phát triển đủ lớn và làm vỡ ống dẫn trứng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và cần tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Các dấu hiệu vỡ ống dẫn trứng bao gồm:

  • Xuất hiện một cơn đau dữ dội, đột ngột ở bụng
  • Cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, kiệt sức và ngất xỉu
  • Nhợt nhạt, thiếu sức sống

Gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng này. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị mang thai ngoài tử cung bao lâu thì có kinh nguyệt?

Thai ngoài tử cung không thể phát triển và cần được loại bỏ để đảm bảo sức khỏe của mẹ. Các lựa chọn điều trị chính bao gồm:

  • Theo dõi thai kỳ: Nếu không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ hoặc không thể tìm thấy thai kỳ, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi thai kỳ, bởi vì thai có thể tự tiêu biến.
  • Sử dụng thuốc: Một loại thuốc gọi là methotrexate được sử dụng để loại bỏ thai ngoài tử cung.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ được chỉ định để loại bỏ thai ngoài tử cung. Thông thường đoạn ống dẫn trứng bị ảnh hưởng cung sẽ bị cắt bỏ.
khi nào có kinh sau khi mang thai ngoài tử cung
Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, thai phụ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường sau bốn tuần

Sau khi điều trị, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu trở lại sau bốn tuần. Mang thai ngoài tử cung, ống dẫn trứng và tử cung trải qua nhiều hoạt động, điều này khiến cơ thể và nội tiết tố thay đổi, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Do những thay đổi liên tục trong cơ thể, kỳ kinh nguyệt đầu tiên có thể có nhiều máu hơn, gây đau bụng, chuột rút nghiêm trọng và buồn nôn. Tuy nhiên, đôi khi chu kỳ kinh nguyệt sau khi mang thai ngoài tử cung cũng có lượng máu rất nhẹ và kèm theo các cơn đau bụng kinh nghiêm trọng.

Làm gì sau khi mang thai ngoài tử cung?

Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để đảm bảo quá trình hồi phục sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý sau khi mang thai ngoài tử cung:

phục hồi sau khi mang thai ngoài tử cung
Thực hiện chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây tươi để đảm bảo quá trình phục hồi sức khỏe
  • Nhờ sự giúp đỡ của gia đình hoặc bạn bè trong sinh hoạt hoặc các công việc nhà trong thời gian hồi phục.
  • Tránh tập thể dục và các hoạt động gắng sức khác cho đến khi bác sĩ cho phép.
  • Không nhấc vật gì nặng hơn 4.5 kg để tránh tránh gây ảnh hưởng đến vết thương.
  • Đi bộ chậm rãi, đặc biệt là khi lên xuống cầu thang. Bạn có thể dừng lại nghỉ ngơi sau vài bước chân.
  • Không điều khiển phương tiện giao thông trong vài ngày sau khi điều trị thai ngoài tử cung.
  • Đi bộ thường xuyên nhất có thể.
  • Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, uống từ 6 – 8 cốc nước mỗi ngày để chống táo bón.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân nếu cần thiết.
  • Trao đổi với bác sĩ về thời gian quan hệ tình dục và thời điểm thích hợp để có em bé tiếp theo.

Mang thai ngoài tử cung là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 2:03 pm , 02/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc