Sốt Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Có Ảnh Hưởng Tới Bé?

Sốt khi mang thai 3 tháng cuối là triệu chứng thường gặp nhưng các mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng cần được chăm sóc y tế đúng cách để tránh rủi ro cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất nên theo dõi thêm các triệu chứng đi kèm với sốt để kịp thời thăm khám bác sĩ khi cần thiết.

sốt khi mang thai 3 tháng cuối
Các bà bầu tuyệt đối không được chủ quan trước tình trạng sốt khi mang thai 3 tháng cuối

Vì sao bà bầu bị sốt khi mang thai 3 tháng cuối?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ đang trải qua rất nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi nội tiết tố. Trong khoảng thời gian nhạy cảm này, bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng bình thường và cả các tác dụng phụ của thai kỳ. Tuy nhiên khi bị sốt ở tam cá nguyệt thứ ba thì bà bầu phải luôn cảnh giác để được chăm sóc y tế khi đúng cách.

Bất cứ thời gian nào của thai kỳ (bao gồm cả mang thai 3 tháng cuối), đôi khi bà bầu cảm thấy hơi ấm là điều bình thường. Nhiều bà bầu thỉnh thoảng sẽ bị bốc hỏa và thường cảm thấy đỏ mặt hơn bình thường. Điều quan trọng là cần phân biệt được sự khác nhau giữa cảm giác hơi nóng và sốt. Bởi sốt có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó có hại cho em bé đang còn trong bụng mẹ.

Bà bầu có thể bị sốt khi mang thai vì nhiều lý do không mong muốn. Một số nguyên nhân gây sốt khi mang thai 3 tháng cuối có thể bao gồm:

  • Cảm lạnh: Trên thực tế, bà bầu có nhiều khả năng bị nhiễm virus thông thường như cảm lạnh khi đang mang thai. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của bà bầu trải qua những thay đổi lớn trong quá trình mang thai nhằm bảo vệ thai nhi. Kết quả là sẽ dẫn tới nguy cơ bị cảm lạnh nhiều hơn.
  • Bệnh cúm: Cũng như cảm lạnh, những thay đổi của hệ thống miễn dịch trong thời kỳ mang thai có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm. Đây chính là lý do giải thích tại sao việc tiêm phòng cúm lại rất quan trọng đối với những chị em có ý định mang thai. Sốt nhẹ có thể là kết quả của nhiễm virus lành tính như cảm lạnh. Trong khi đó sốt cao hơn có thể là triệu chứng của bệnh cúm. Các triệu chứng cúm có thể bao gồm ớn lạnh và đau nhức cơ thể cùng với sốt.
  • Nhiễm khuẩn: Đôi khi sốt khi mang thai 3 tháng cuối có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn. Chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm họng liên cầu hoặc nhiễm trùng thận.
  • Bệnh Listeriosis: Mặc dù tỷ lệ bị nhiễm vi khuẩn Listeriosis là rất thấp nhưng bạn sẽ có nguy cơ cao hơn khi mang thai. Phụ nữ mang thai cần tránh ăn thịt sống, cá hay pho mát chưa tiệt trùng để tránh tiếp xúc với vi khuẩn Listeriosis. Bởi đây có thể là nguyên nhân gây sốt cao cuối thai kỳ.
  • COVID-19: Sốt vào thời điểm cuối thai kỳ cũng có thể là một triệu chứng của COVID-19. Đây là căn bệnh do coronavirus mới gây ra. Nếu bạn nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với COVID-19 thì hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Bởi phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ gặp phải các biến chứng của bệnh.

Sốt khi mang thai 3 tháng cuối có ảnh hưởng tới bé không?

Hiện nay vẫn còn rất nhiều mẹ bầu có tư tưởng chủ quan, cho rằng ở 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ không gặp phải bất cứ vấn đề bất thường nào về sự hình thành và phát triển. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy.

Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, nếu bà bầu chỉ bị sốt nhẹ thì sẽ không có gì đáng quan ngại. Nhưng trong trường hợp mẹ bị sốt virus khi mang thai 3 tháng cuối hay sốt liên tục vài ba ngày với nhiệt độ cao trên 39°C thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

sốt khi mang thai 3 tháng cuối ảnh hưởng đến bé không
Bà bầu bị sốt cao kéo dài khi mang thai 3 tháng cuối có nhiều khả năng bị sinh non

Mẹ bầu bị nhiễm virus, vi khuẩn và sốt cao khi mang thai 3 tháng cuối có thể khiến cho thai nhi gặp phải một số vấn đề về não, van tim, suy dinh dưỡng bào thai hay các bất thường khác về hệ sinh dung. Tất cả những bất thường này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sau này của trẻ.

Một nghiên cứu lớn trên nhiều địa điểm về trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD), giảm chú ý và chậm phát triển (DD) sinh ra tại Hoa Kỳ từ năm 2003 – 2006 đã kết luận rằng, những bà bầu bị nhiễm trùng kèm theo sốt khi mang thai 3 tháng cuối có nhiều khả năng sinh con bị ASD hơn.

Các chuyên gia y tế còn cho biết, nếu mẹ bầu bị sốt kéo dài nhiều ngày còn khiến cho tử cung bị co bóp mạnh. Điều này làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Trẻ sinh non ở tháng thứ 7 và thứ 8 của thai kỳ sẽ cần phải được chăm sóc đặc biệt để đuổi kịp những đứa trẻ sinh đủ tháng đủ ngày.

Cách xử lý tình trạng sốt khi mang thai 3 tháng cuối

Đừng bao giờ có suy nghĩ chủ quan khi bị sốt vào những tháng cuối thai kỳ. Điều quan trọng là mẹ bầu cần sớm liên hệ với bác sĩ để nhận được sự chăm sóc y tế đúng cách và kịp thời. Ngoài ra, một số giải pháp đơn giản tại nhà cũng có thể giúp ích.

1. Hướng dẫn chăm sóc

Nếu bị sốt khi mang thai 3 tháng cuối thì mẹ bầu có thể xử lý và chăm sóc sức khỏe theo một số lời khuyên dưới đây:

– Sử dụng khăn lau mát:

Chườm lạnh là một trong những cách tốt nhất giúp cho bà bầu hạ nhiệt độ cơ thể. Chỉ cần sử dụng một chiếc khăn ngâm trong nước lạnh rồi đắp lên trán và lau trên cổ. Điều này nên được lặp lại vài ba lần bằng cách nhúng khăn vào nước lạnh rồi áp dụng lại các khu vực được đề xuất. Đây là một trong những cách hiệu quả, an toàn và không tốn nhiều công sức.

– Tắm nước ấm:

Tắm nước ấm cũng là một cách đúng đắn khác để hạ sốt khi mang thai 3 tháng cuối. Sự bay hơi của nước trên da có thể giúp đạt mục tiêu hạ sốt một cách hoàn hảo. Điều này nên được thực hiện 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần 5 – 7 phút cho tới khi các vấn đề giảm bớt hoàn toàn.

– Bổ sung chất lỏng cho cơ thể:

Nước lọc và các chất lỏng có lợi khác cho sức khỏe như nước dùng, súp, trà thảo mộc có thể giúp đào thải độc tố, virus và vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, không chỉ trong thời gian bị sốt mà cần duy trì suốt thai kỳ. Uống đủ nước còn giữ cân bằng điện giải và tránh các vấn đề mất nước nghiêm trọng.

cần làm gì khi bị sốt cuối thai kỳ
Bà bầu cần bổ sung đủ nước cho cơ thể để hạn chế mất nước và mất cân bằng điện giải khi bị sốt

– Nghỉ ngơi tốt:

Cơ thể cần thời gian để tích lũy năng lượng. Điều này giúp hệ thống miễn dịch chống lại các vấn đề, trong đó có sốt ở những tháng cuối thai kỳ. Bà bầu nên dành thời gian ngủ và nghỉ ngơi hợp lý suốt cả ngày. Nên ngủ 9 tiếng vào ban đêm và ngủ trưa đều đặn vào ban ngày khi điều trị sốt. Đây cũng là mẹo tốt nhất giúp kiểm soát cơn sốt khi mang thai 3 tháng cuối.

– Dinh dưỡng lành mạnh:

Một ly sinh tố trái cây sẽ không chỉ bổ sung cho cơ thể bà bầu lượng vitamin và khoáng chất cần thiết để chống lại cơn sốt mà còn giúp tăng cường vị giác và giúp sảng khoái tinh thần. Ngoài sinh tố thì bà bầu có thể làm salad rau củ và trái cây để có đủ chất dinh dưỡng.

Khi bị sốt, cần tránh tiêu thụ các loại thức ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh. Thường xuyên bị lạnh sẽ làm gia tăng nguy cơ sốt. Do đó, mẹ bầu nên tránh các thực phẩm làm tăng khả năng bị cảm lạnh.

– Không mặc quần áo nặng:

Mặc quần áo vải một lớp là điều cần thiết nếu bà bầu bị sốt khi mang thai 3 tháng cuối. Nếu mặc quần áo nhiều lớp thì bà bầu sẽ bị tăng thân nhiệt và khiến cơ thể quá nóng. Khi cảm lạnh, chỉ nên đắp chăn mỏng nếu thấy cần thiết và lấy ra khi đủ ấm.

Vải một lớp sẽ cho phép không khí lưu thông thích hợp. Hơn nữa chất liệu vải cũng là vấn đề mà bà bầu nên quan tâm. Luôn sử dụng vải cotton nhẹ và thoải mái để duy trì nhiệt độ cơ thể. Mặc quá nhiều có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và làm gia tăng nguy cơ sinh non.

2. Các biện pháp khắc phục tại nhà để giảm sốt

Một số biện pháp tự nhiên tại nhà có thể giúp giảm sốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe bà bầu. Có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo sau đây:

cách giảm sốt an toàn cho bà bầu
Uống trà lá húng chanh có thể giúp bà bầu giảm sốt nhanh chóng hơn
  • Giấm táo: Đây là một chất lỏng có tính kiềm giúp làm giảm nhiễm trùng. Nhiễm trùng  do vi khuẩn khó phát triển trong môi trường kiềm. Do đó sử dụng giấm táo đúng cách có thể giúp bà bầu phục hồi nhanh chóng sau cơn sốt do vi khuẩn gây ra. Chỉ cần hòa 2 muỗng canh giấm táo vào nước ấm và uống 2 – 3 lần/ ngày. Ngoài ra bạn có thể dùng nước này để súc miệng làm giảm đau họng.
  • Chanh: Chanh cũng là thực phẩm có tính kiềm rất tốt khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra bạn cũng nên tiêu thụ thêm các loại trái cây giàu vitamin C mỗi ngày khi mang thai. Vắt 2 quả chanh vào bình nước sau đó thêm 1 chút mật ong và muối biển. Khuấy đều lên để sử dụng trong ngày.
  • Húng quế: Lá húng quế là phương thuốc tuyệt vời giúp làm giảm các triệu chứng sốt khi mang thai 3 tháng cuối. Có thể tiêu thụ lá húng quế dưới dạng trà ấm để làm dịu triệu chứng. Cho 1 muỗng canh húng quế và 1/4 muỗng canh hạt tiêu vào cốc nước sôi. Hãm trong 10 phút rồi lọc trà và uống khi còn ấm.
  • Súc miệng bằng nước muối: Bà bầu cũng có thể bị đau họng và khó chịu vào thời điểm bị sốt. Súc miệng bằng nước muối có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và làm giảm ho khan. Có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để tiện sử dụng,

3. Thuốc trị sốt cho bà bầu cuối thai kỳ

Trước hết, bà bầu nên điều trị sốt bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà và mẹo tự nhiên. Tuy nhiên trong trường hợp bị sốt cao thì hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tự ý sử dụng thuốc không kê đơn.

Trong trường hợp trị sốt bằng thuốc vào cuối thai kỳ sẽ có cả các thuốc an toàn và không an toàn. Do đó các bà bầu phải có kiến thức đầy đủ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không điều trị sốt bằng thuốc khi chưa nhận được lời khuyên từ bác sĩ.

thuốc chữa sốt khi mang thai 3 tháng cuối
Nếu có ý định sử dụng thuốc để hạ sốt, bà bầu cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ
  • Thuốc an toàn: Bác sĩ thường đề xuất cho bà bầu sử dụng liều thấp hơn tốt nhất để điều trị sốt. Paracetamol là dạng viên tiêu chuẩn thường được các bác sĩ khuyên dùng. Các lựa chọn thay thế là Tylenol (có chứa Acetaminophen), được tìm thấy ở bất kỳ hiệu thuốc nào.
  • Thuốc không an toàn: Bà bầu cũng cần chú ý đến những loại thuốc uống nên tránh khi mang thai. Cần tránh dùng thuốc giảm đau, các sản phẩm kết hợp, aspirin hay thuốc phenylephrine trong giai đoạn này.

Ngăn ngừa sốt khi mang thai 3 tháng cuối

Phòng bệnh vẫn luôn luôn tốt hơn là chữa bệnh. Để tránh được những lo lắng về sức khỏe và bệnh tật trong khi mang thai thì các bà bầu cần chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt. Dưới đây là một số lời khuyên để giữ sức khỏe và miễn dịch tốt nhất trong suốt thai kỳ, nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba:

  • Bổ sung một lượng vitamin C đầy đủ cho cơ thể để hệ miễn dịch luôn hoạt động tốt.
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Luôn rửa tay bằng xà phòng. Tuyệt đối không ăn bất cứ thứ gì nếu môi trường xung quanh không đảm bảo sạch sẽ.
  • Hãy đảm bảo rằng bạn đã tiêm phòng đúng lịch nếu có. Tốt hơn hết là nên đi tiêm phòng để tránh cảm cúm khi mang thai.
  • Không tiêu thụ các loại thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây dị ứng.
  • Tránh các thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt bởi chúng không tốt cho sức khỏe và có thể khiến bà bầu bị ngộ độc thực phẩm.

Sốt khi mang thai 3 tháng cuối có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có hại cho cả mẹ và em bé. Do đó cần chủ động liên hệ với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 2:06 pm , 02/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc